Slide bài giảng Tự nhiên xã hội 3 Kết nối bài 13 Một số bộ phận của thực vật

Slide điện tử bài 13 Một số bộ phận của thực vật. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tự nhiên xã hội 3 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 13. MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA THỰC VẬT (3 TIẾT)

TIẾT 1

A. KHỞI ĐỘNG

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thực vật quanh ta”.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Giới thiệu tên cây và đặc điểm nổi bật của cây đó

  • Nói tên và mô tả được đặc điểm của rễ cây

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giới thiệu tên cây và đặc điểm nổi bật của cây đó

Các bạn trong hình đang quan sát những cây nào? Nêu đặc điểm của một số cây trong hình?

Nội dung ghi nhớ:

Thực vật rất đa dạng, các loại cây khác nhau có những đặc điểm khác nhau.

Hoạt động 2: Nói tên và mô tả được đặc điểm của rễ cây

HS trình bày nhận xét đặc điểm về hình dạng của từng loại rễ?

Nội dung ghi nhớ:

+ Rễ cọc: có nhiều rễ con mọc xiên, từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn.

+ Rễ chùm: gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau tạo thành một chùm.

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Câu 1: Cây su hào có đặc điểm như thế nào?

A. Lá ngắn, củ tròn.

B. Lá ngắn, củ vuông.

C. Lá dài, củ tròn.

D. Lá dài, củ vuông.

Câu 2: Thứ tự các bộ phận của cây là?

A. Quả, rễ, thân cây, lá cây, hoa, cành cây.

B. Rễ, thân cây, cành cây, lá cây, hoa, quả.

C. Quả, hoa, lá cây, cành cây, thân cây, rễ.

D. Rễ, quả, hoa, thân cây, cành cây, lá cây.

Câu 3: Các bộ phân của lá cây là?

A. Gân lá, cuống lá, thân lá.

B. Cuống lá, phiến lá, gân lá.

C. Phiến lá, gân lá, cành lá.

D. Thân lá, cuống lá, phiến lá.

Câu 4: Các bộ phận của hoa là?

A. Nhụy hoa, gân hoa, cánh hoa, đài hoa.

B. Nhụy hoa, nhị hoa, cánh hoa, phiến hoa.

C. Nhụy hoa, nhị hoa, cánh hoa, đài hoa.

D. Nhụy hoa, nhị hoa, phiến hoa, đài hoa.

Câu 5: Hoa bưởi có màu gì?

A. Màu hồng.

B. Màu trắng.

C. Màu cam.

D. Màu tím.

TIẾT 2

A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nói tên và chỉ bộ phận của lá cây

Chỉ và nêu tên các bộ phận của lá cây?

Nội dung ghi nhớ:

Lá cây gồm có phiến lá, gân lá và cuống lá.

Hoạt động 2: Giới thiệu bộ phận lá và phân loại.

GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi?

Nội dung ghi nhớ:

Lá cây thường có màu xanh lục, một số có màu đỏ, vàng,... với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Lá có cuống lá, phiến lá và gân lá. 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Lựa chọn và vẽ lá cây

HS lựa chọn 1 lá cây thật, hướng dẫn HS vẽ vào vở lá cây và ghi chú các bộ phận của lá cây đó.

Hoạt động 2: Giới thiệu sản phẩm

GV trình bày những lưu ý cho HS khi giới thiệu sản phẩm?

Nội dung ghi nhớ:

+ Về mẫu vật quan sát: GV đảm bảo mỗi nhóm đa dạng các lá vẽ hình dạng (dẹt, bầu, tròn, hình dạng khác), độ lớn (to, bé) và màu sắc (xanh, đỏ, vàng...)

+ Về hình thức tổ chức: GV tổ chức theo phương pháp Bàn tay nặn bột, các nội dung ở hoạt động hình thành kiến thức trong SGK là thông tin khoa học để HS kiểm ra sau khi tự thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá).

TIẾT 3

A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nói tên và chỉ bộ phận của hoa, quả

Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa và quả.

Nội dung ghi nhớ:

+ Hình 22: Hoa loa kèn gồm nhụy hoa, nhị hoa, cánh hóa, đài hoa.

+ Hình 23: Quả đu đủ gồm vỏ, thịt quả, hạt.

Hoạt động 2: Nhận xét và so sánh màu sắc, hình dạng của hoa, quả 

GV yêu cầu HS quan sát hình và có những so sánh và nhận xét về đặc điểm của hoa, quả.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

GV chia lớp thành những nhóm nhỏ và đánh số thứ tự cho nhóm, những nhóm số chẵn sẽ kể tên các loại hoa, những nhóm số lẻ sẽ kể tên các loại quả. Hai nhóm nào liệt kê được nhanh, đúng và nhiều nhất sẽ được tuyên dương.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV phát cho HS phiếu học tập và yêu cầu HS hoàn thành theo các yêu cầu trong phiếu.

Nội dung ghi nhớ:

+ Câu 1: Lá – Thân – Rễ

+ Câu 2: Giống nhau: rễ cọc; Khác nhau: màu sắc của lá.

- GV đánh giá HS theo các mức:

+ Hoàn thành tốt: Điền đúng 3 bộ phận chính, viết (nói) được 2 điểm giống khác nhau.

+ Hoàn thành: Điền đúng 3 bộ phận chính, viết (nói) được 1 điểm khác biệt. 

+ Chưa hoàn thành: Điền đúng 3 bộ phận chính, không viết (nối) được điểm giống, khác nhau.

* TỔNG KẾT

+ Tranh vẽ ai? 

+ Đang làm gì?

+ Em có thể làm được sản phẩm tương tư không?

Nội dung ghi nhớ:

Tranh vẽ hai bạn học sinh đang thảo luận về các bộ phận cảu cây. Bạn nữ nói “Mình có thể quan sát xung quanh để tìm hiểu thêm hiểu cây nữa”.