Slide bài giảng Tự nhiên xã hội 3 Kết nối bài 19 Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa
Slide điện tử bài 19 Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tự nhiên xã hội 3 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 19. CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CƠ QUAN TIÊU HÓA (2 TIẾT)
TIẾT 1
A. KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho các nhóm HS đóng vai “Bác sĩ – bệnh nhân” dựa vào hình 1 trang 78 và nói theo mẫu hội thoại.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
Thức ăn đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan tiêu hóa
Nêu những việc cần làm và cần tránh để giữ gìn, bảo vệ các cơ quan tiêu hóa
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thức ăn đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan tiêu hóa
Những thức ăn, đồ uống nào có lợi đối với cơ quan tiêu hóa? Tại sao?
Nội dung ghi nhớ:
+ Những thức ăn, đồ uống có lợi đối với cơ quan tiêu hóa: sữa, nước lọc, chuối, rau, salad, đậu, canh,... Vì những thức ăn, đồ uống này không có nhiều dầu mỡ và tốt cho sức khỏe.
+ Thức ăn, đồ uống có lợi: sữa chua, rau củ quả, ngũ cốc,...
+ Thức ăn, đò uống không có lợi: đồ ăn cay, mặn, nhiều dầu mỡ,...
Hoạt động 2: Nêu những việc cần làm và cần tránh để giữ gìn, bảo vệ các cơ quan tiêu hóa
Các bạn trong hình đang làm gì? Những việc nào nên làm, việc nào cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa?
Nội dung ghi nhớ:
+ Nhóm 1 (hình 3): Bạn đang đậy mâm thức ăn vào dể tránh ruồi muỗi dậu vào thức ăn.
+ Nhóm 2 (hình 4): Bạn đang ăn gà rán, uống nước ngọt vào buổi đêm trước khi đi ngủ, điều đó sẽ gây hại cho sức khỏe và bệnh béo phì.
+ Nhóm 3 (hình 5): có bạn đang rủ 1 bạn đi dá bóng, nhưng bạn đó đã nói rằng đợi bạn ăn xong cơm mới đi, như vậy để tránh bỏ bữa và bị đau dạ dày.
+ Nhóm 4 (hình 6): Bạn đang cố ăn thật nhanh để còn xem ti vi, điều đó là không nên vì cần phải ăn từ tốn, nhai kĩ để tránh đau dạ dày.
+ Nhóm 5 (hình 7): Bạn sau khi đi vệ sinh xong đã rủa tay ngay để phòng tránh ô nhiễm và giữ cho bàn tay luôn sạch sẽ.
+ Nhóm 6 (hình 8): 1 bạn đang chỉ cho bạn còn lại rằng quanh quầy bán nước mía có ruổi, không nên uống vì sẽ gây hại cho sức khỏe và tránh ngộ độc thực phẩm.
TIẾT 2
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1, 2: Chia sẻ bữa ăn hàng ngày của gia đình em.
Thời gian ăn mỗi bữa ăn? Tên thức ăn, đồ uống của mỗi bữa?
Nội dung ghi nhớ:
HS tự suy nghĩ trả lời.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống
Trước khi ăn hoa quả chúng ta cần làm gì?
Nội dung ghi nhớ:
Cần rửa hoa quả trước khi ăn, uống nước đun sôi và không ăn những thức ăn để lâu, bị mốc, nhiễm khuẩn,... dễ gây ra tiêu chảy, ngộ độc thức ăn,...
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Điều gì xảy ra đối với cơ quan tiêu hóa khi:
+ Không ăn bữa sáng
+ Ăn thức ăn chưa nấu chín
+ Ăn quá nhanh, nhai không kĩ
Nội dung ghi nhớ:
+ Khi không ăn sáng thì sẽ làm suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ béo phì, mệt mỏi,...
+ Khi ăn thức ăn chưa nấu chín có thể dãn đến tiêu chảy, đau bụng,...
+ Khi ăn quá nhanh, nhai không kĩ sẽ dẫn đến dau dạ dày, mắc nghẹn,...