Slide bài giảng Tự nhiên xã hội 3 Kết nối bài 26 Xác định các phương trong không gian
Slide điện tử bài 26 Xác định các phương trong không gian. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tự nhiên xã hội 3 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 26. XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG TRONG KHÔNG GIAN (2 TIẾT)
TIẾT 1
A. KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 SGK tr.102 và trả lời câu hỏI.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
Kể tên các phương trong không gian.
Hằng ngày, Mặt trời mọc và lặn vào lúc nào?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Kể tên các phương trong không gian.
Các phương nào nằm trên cùng một đường thẳng nhưng ngược chiều nhau.
Nội dung ghi nhớ:
- Theo quy ước, trong không gian có bốn phương chính là phương bắc, phương nam, phương đông, phương tây.
- Các phương nằm trên cùng một đường thẳng nhưng ngược chiều nhau: phương bắc với phương nam, phương đông với phương tây.
Hoạt động 2: Hằng ngày, Mặt trời mọc và lặn vào lúc nào?
Hằng ngày, Mặt trời mọc và lặn vào lúc nào?
Nội dung ghi nhớ:
Mặt trời mọc từ phía đông – phía biển, lặn ở phía tây.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương năm ngang?
A. Tạo nên những nơi núi uốn nếp.
B. Sinh ra những địa luỹ, địa hào.
C. Các lục địa nâng lên, hạ xuống.
D. Có hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 2: Nội lực là
A. lực phát sinh từ vũ trụ.
B. lực phát sinh từ bên trong trái đất.
C. lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất.
D. lực phát sinh từ bên ngoai, trên bề mặt trái đất.
Câu 3: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
A. nguồn năng lượng trong lòng trái đất.
B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.
D. nguồn năng lượng từ đại dương ( sóng, thủy triều, dòng biển,... ).
Câu 4: Phát biêu nào sau đây không đúng vói vận động nội lực theo phương thăng đưng ?
A. Xảy ra chậm và trên một diện tích lớn.
B. Hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra một số nơi.
C. Làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống.
D. Gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
Câu 5: Vận động nội lực theo phương nằm ngang thường
A. xảy ra chậm và trên một diện tích lớn.
B. vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi hiện nay.
C. làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống.
D. gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
Đáp án gợi ý :
Câu 1 : C
Câu 2 : B
Câu 3 : A
Câu 4 : D
Câu 5 : D
TIẾT 2
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khi đi biển, các tàu thủy làm thế nào để xác định phương hướng khi không thấy được Mặt trời?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chỉ và nhận xét về kim la bàn
Nhận xét về màu sắc và vị trí của kim la bàn.
Nội dung ghi nhớ:
Trên mặt la bàn có kim chỉ phương. Một đầu kim luôn chỉ về phía bắc và được kí hiệu bằng màu sắc nổi bật, thường là màu đỏ
Hoạt động 2: Các bước xác định phương trong không gian bằng la bàn
Trình bày các bước xác định phương trong không gian bằng la bàn?
Nội dung ghi nhớ:
+ Bước 1: Đặt la bàn nằm ngang, trên lòng bàn tay và giữ cố định cho kim la bàn dừng lại hẳn.
+ Bước 2: Xoay la bàn sao cho chữ N khớp với màu đỏ của kim la bàn.
+ Bước 3: Xác định các phương bắc, nam, đông, tây.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Đặt la bàn nằm ngang trên mặt bàn và nhắc nhở các em để các đồ dùng học tập bằng sắt cách xa la bàn.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV nêu nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+ Mỗi nhóm chọn một vị trí để xác định phương hướng dựa vào Mặt trời hoặc la bàn như: cổng trường, cửa lớp, trước cửa các phòng chức năng.
+ Mỗi nhóm có thể xác định phương dựa vào Mặt trời hoặc la bàn.
* TỔNG KẾT
- GV yêu cầu HS quan sát tranh chốt và hỏi:
+ Tranh vẽ ai?
+ Đang làm gì?
+ Em có thể xác định hướng của nhà mình giống như Hoa không?
Nội dung ghi nhớ:
+ Tranh vẽ Hoa và bố
+ Hoa đang hỏi bố về phương của nhà mình mà Hoa thử xác định dựa vào Mặt Trời. Bố khen Hoa đã xác định đúng.