Slide bài giảng Tự nhiên xã hội 3 Kết nối bài 22 Cơ quan thần kinh

Slide điện tử bài 22 Cơ quan thần kinh. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tự nhiên xã hội 3 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 22. CƠ QUAN THẦN KINH (2 TIẾT)

TIẾT 1

A. KHỞI ĐỘNG

GV chiếu vài hình ảnh minh họa liên quan đến cơ quan thần kin và đặt câu hỏi: Hình ảnh này gợi cho em liên tưởng đến điều gì?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Nêu được tên các bộ phận chính của cơ quan thần kinh

  • Chức năng của não

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1, 2: Nêu được tên các bộ phận chính của cơ quan thần kinh

Trình bày tên các bộ phận chính của cơ quan thần kinh?

Nội dung ghi nhớ:

Não năm trong hộp sọ, tủy sống nằm trong cột sống. Não và tủy sống nối liền với nhau: Từ nào và tủy sống có các dây thần kinh tỏa đi khắp cơ thể. Từ các cơ quan bên trong (tuần hoàn, hô hấp, bài tiết,...) và các cơ quan bên ngoài (mắt, mũi, tai, lưỡi, da,...) của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tủy sống và não. 

Hoạt động 3: Chức năng của não

Trình bày chức năng của não?

Nội dung ghi nhớ:

+ Não điều khiển suy nghi

+ Não điều khiển cách ứng xử

+ Não điều khiển cảm xúc

+ Não tiếp nhận thông tin và điều khiển mọi hoạt động của cơ thể

TIẾT 2

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Nhận biết và xử lí tình huống

Bạn Hoa và bạn Minh sẽ phản ứng như thế nào khi gặp tình huống dưới đây? Bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp hai bạn phản ứng như vậy?

Nội dung ghi nhớ:

+ Hình 4: Khi chạm tay vào cốc nước nóng, bạn Hoa sẽ rụt tay lại, Tủy sống đã điều khiển tay bạn ấy rụt lại khi chạm vào vật nóng. 

+ Hình 5: Khi ngã, bạn Minh sẽ cảm thấy đau, ôm chỗ đau. Tủy sống đã trực tiếp điều khiển hoạt động này. Bạn ấy có thể khóc là do vết thương quá đau và sẽ rút kinh nghiệm không chạy quá nhanh, tránh những vật dễ trơn trượt như vỏ chuối, nước dưới sàn,... là do não điều khiển hoạt động suy nghĩ khiến bạn trai khóc và ra quyết định như vậy. 

Hoạt động 2: Nhận biết và nêu chức năng của cơ quan thần kinh. 

- GV yêu cầu mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về tên các bộ phận của cơ quan thần kinh và chức năng của các bộ phận đó .

Hoạt động 3: Chức năng của cơ quan thần kinh đối với cơ thể. 

Cơ quan nào đã điều khiển khi viết bài, em thường phối hợp các hoạt động nghe, nhìn, viết cùng một lúc?

Nội dung ghi nhớ:

Khi học và làm bài tập thì tai phải nghe, mắt phải nhìn, tay phải viết,... Não tiếp nhận các thông tin từ mắt, tai,.. Tủy sống truyền thông tiin từ não đến mắt, tai, tay,... và chỉ dẫn cho mắt nhin, tai nghe, tay viết,... Như vậy, cơ quan thần kinh không chỉ điều khiển mà còn phối hợp mọi hoạt động của cơ thể, giúp chúng ta học và ghi nhớ. 

B. HOAT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV phân cho mỗi bạn một vai để nói về chức năng củ từng bộ phận của cơ quan thàn kinh, các bạn khác thì trả lời bộ phận đó là gì. Ai trả lời nhanh va đúng thì sẽ được khen thưởng.

* TỔNG KẾT

Viết các bộ phận của cơ quan thần kinh vào (...) cho phù hợp:

Nội dung ghi nhớ:

  1. Não

  2. Tủy sống

  3. Các dây thần kinh