Slide bài giảng tự nhiên xã hội 3 cánh diều bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà
Slide điện tử bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tự nhiên xã hội 3 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3. PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS quan sát hình cháy nhà ở trang 14 SGK và đặt câu hỏi: Hãy nói về những gì em nhìn thấy trong hình?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà
- Hoạt động 2. Tìm hiểu về những việc cần phải làm khi có cháy
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà
- GV chiếu cho HS quan sát hình 1 – 4 ở trang 14, 15 SGK để thảo luận theo cặp thực hiện các yêu cầu:
+ Nguyên nhân nào có thể dẫn đến cháy nhà trong các hình?
+ Hãy kể một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy nhà mà em biết?
+ Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà.
Nội dung ghi nhớ:
+ Hình 1: không tắt bếp dẫn đến nổ bình ga.
+ Hình 2: không rút dây cắm bàn là dẫn đến cháy xém quần áo.
+ Hình 3: cắm quá nhiều thiết bị điện dẫn đến quá tải điện.
+ Hình 4: quạt lửa cháy dẫn đến nguy cơ cháy nhà cao.
+ Một số nguyên nhân khác dẫn đến cháy nhà khác như: hút thuốc, nghịch lửa, hóa chất, đốt nến, diêm,…
+ Những thiệt hại do cháy nhà: nhà cửa bị cháy hết ảnh hưởng đến người, tài sản,…
Hoạt động 2. Tìm hiểu về những việc cần phải làm khi có cháy
- Thảo luận nhóm (4 HS/ nhóm)
+ GV yêu cầu HS quan sát các hình 1 (a, b, c, d) và 2 (a, b, c) ở trang 15, 16 SGK để thực hiện yêu cầu: Hãy nói những việc phải làm và những việc không được làm khi phát hiện có cháy trong tình huống 1 và tính huống 2.
Nội dung ghi nhớ:
+ Tình huống 1: Những việc phải làm: gọi 114, chạy thoát khỏi đám cháy, đi lối thoát hiểm; Những việc không được làm: trốn trong phòng tắm.
+ Tình huống 2: Những việc phải làm: chạy ra khỏi nhà, gọi 114; Những việc không được làm: lấy cặp sách và đồ chơi.
=> Những việc phải làm: Kêu cứu/Gọi điện thoại số 114; Tìm lối thoát hiểm, thoát ra khỏi đám cháy càng nhanh càng tốt; Dùng khăn ấm che mũi, miệng, cúi thấp người hoạc bò sát đất khi di chuyển.
+ Những việc không được làm: Không trốn trong nhà tắm/gầm giường/tủ quần áo; Không tìm đồ đạc,…
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 1: Trao đổi thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau
- GV yêu cầu từng cá nhân phát hiện một số đồ dùng/vật dụng có thể gây cháy trong nhà mình, tìm thông tin về cách phòng cháy khi sử dụng nó. GV lưu ý HS có thể làm ở nhà với sự hỗ trợ của người thân.
Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống
Hoạt động 3: GV chiếu bài tập trắc nghiệm, thực hiện nhanh các bài được giao để tìm ra đáp án đúng nhất.
Câu 1: Chất gây ra cháy nổ là?
- A. Bếp ga
- B. Dầu hỏa
- C. Xăng
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 2: Đâu là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn?
- A. Giúp mẹ rửa rau
- B. Chơi với bật lửa
- C. Chơi bóng với bạn bè
- D. Giúp mẹ trông em
Câu 3: Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy là của ai?
- A. Lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành
- B. Mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
- C. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
- D. Lực lượng dân phòng
Câu 4: Hỏa hoạn là gì?
- A. Hiểm họa do lửa gây ra
- B. Hiểm họa do nước gây ra
- C. Hiểm họa do bão gây ra
- D. Hiểm họa do lốc xoáy gây ra
Câu 5: Các em hãy cho biết có mấy cách nhận biết đám cháy qua các dấu hiệu ban đầu?
- A. Khói, ánh lửa - tiếng nổ - mùi sản phẩm cháy
- B. Ánh lửa, khói
- C. Mùi khó chịu
- D. Khói, mùi
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: A
Câu 5: A