Slide bài giảng tự nhiên xã hội 3 cánh diều bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng
Slide điện tử bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tự nhiên xã hội 3 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
BÀI 12: CÁC BỘ PHẬN CỦA THỰC VẬT VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV treo sơ đồ một cây có đủ thân, rễ, lá, hoa, quả như hình cây đậu tương ở trang 61 SGK, yêu cầu HS chỉ trên sơ đồ: Chỉ và nói tên những bộ phận của cây đậu tương (rễ, thân, lá, hoa, quả,…). (Phần này HS đã học ở lớp 1.)
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Tìm hiểu về đặc điểm của rễ cây
- Tìm hiểu về chức năng của rễ cây
- Tìm hiểu về đặc điểm của thân cây
- Tìm hiểu về chức năng của thân cây
- Tìm hiểu về đặc điểm bên ngoài của lá cây
- Tìm hiểu về chức năng của lá cây
- Tìm hiểu về đặc điểm của hoa
- Tìm hiểu đặc điểm của quả
- Tìm hiểu về chức năng của hoa, quả
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm của rễ cây
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình 1, 2 ở trang 61 SGK, nhận biết tên cây, rễ cây trong các hình và thực hiện yêu cầu: Chỉ ra sự khác nhau giữa rễ cây hành và rễ cây cải.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chức năng của rễ cây
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát hình cây cà chua ở trang 63 SGK, trả lời câu hỏi: Rễ cây có chức năng gì?
=> Rễ cây hút nước và muối khoáng trong đất để nuôi cây. Rễ cây đâm sâu xuống đất giúp cây bám chặt vào đất.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm của thân cây
- GV cho HS làm việc nhóm:
+ GV có thể phóng to các hình 1 – 8 trang 64, 65 SGK treo lên bảng, hướng dẫn HS quan sát các hình, nhận biết tên cây, đặc điểm thân cây trong các hình và trả lời câu hỏi ở trang 64 SGK.
- GV cho HS trả lời câu hỏi hoặc hoàn thành các bảng trên giấy A2, để phân biệt các loại thân cây.
=> Thân cây rất đa dạng, thường mọc đứng, một số cây có thân leo, thân bò. Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về chức năng của thân cây
- GV cho HS làm việc nhóm, thực hiện thí nghiệm như hướng dẫn ở trang 66 SGK.
Hoạt động 5: Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá cây
- HS quan sát các hình 1 – 6 ở trang 67 SGK.
=> Lá cây thường có màu xanh lục. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá, phiến lá; trên phiến lá có gân lá. Lá cây có hình dạng và kích thước khác nhau.
Hoạt động 6: Tìm hiểu về chức năng của lá cây
- GV yêu cầu HS quan sát hình, đọc mục “Em có biết?” ở trang 68 SGK và thảo luận câu hỏi: Nêu chức năng của lá cây.
=> Lá cây có chức năng quang hợp dưới ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất dinh dưỡng, trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước.
Hoạt động 7: Tìm hiểu về đặc điểm của hoa
- HS quan sát các hình 1 – 5 ở trang 69 SGK, sau đó các nhóm cùng thảo luận các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nói các bộ phận của hoa.
+ So sánh về kích thước, màu sắc, mùi hương của các hoa trong mỗi hình.
Hoạt động 8: Tìm hiểu về đặc điểm của quả
- GV chia lớp thành các nhóm quan sát các hình 1- 4 ở trang 70 SGK. Các nhóm cùng thảo luận các câu hỏi và hoàn thành bảng theo gợi ý:
+ Chỉ và nói tên các bộ phận của quả.
+ So sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của các quả.
Hoạt động 9: Tìm hiểu về chức năng của hoa, quả
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1 – 6 ở trang 70 SGK và mô tả quá trình từ hạt cà chua trở thành cây cà chua có quả chín.
=> Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa tạo thành quả và hạt. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Câu 1: Thứ tự các bộ phận của cây là?
A. Quả, rễ, thân cây, lá cây, hoa, cành cây.
B. Rễ, thân cây, cành cây, lá cây, hoa, quả.
C. Quả, hoa, lá cây, cành cây, thân cây, rễ.
D. Rễ, quả, hoa, thân cây, cành cây, lá cây.
Câu 2: Đây là loại cây nào?
A. Cây mít.
B. Cây bưởi.
C. Cây chuối.
D. Cây hồng.
Câu 3: Các bộ phân của lá cây là?
A. Gân lá, cuống lá, thân lá.
B. Cuống lá, phiến lá, gân lá.
C. Phiến lá, gân lá, cành lá.
D. Thân lá, cuống lá, phiến lá.
Câu 4: Đâu không phải là nhân tố để cây phát triển?
A. Nước.
B. Khói.
C. Ánh sáng mặt trời.
D. Đất.
Câu 5: Số tuổi của cây được tính như thế nào?
A. Đếm các vòng tròn trên mặt cắt gốc cây.
B. Đếm số lượng rễ cây.
C. Đếm số lượng cành cây to.
D. Đếm các đường gân trên thân cây.
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: B
Câu 5: A