Slide bài giảng tự nhiên xã hội 3 cánh diều bài 17: Cơ quan thần kinh

Slide điện tử bài 17: Cơ quan thần kinh. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tự nhiên xã hội 3 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 17: CƠ QUAN THẦN KINH

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV gọi một HS đọc lời con ong ở trang 93 SGK.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Xác định các bộ phận chính của cơ quan thần kinh 
  • Tìm hiểu chức năng của não 
  • Tìm hiểu chức năng của tủy sống 
  • Tìm hiểu về việc cần làm và cần tránh để không làm tổn thương cơ quan thần kinh về thể chất
  • Tìm hiểu về việc cần làm và cần tránh để không làm tổn thương cơ quan thần kinh về tinh thần
  • Luyện tập 
  • Vận dụng 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Xác định các bộ phận chính của cơ quan thần kinh

Bước 1: Làm việc theo cặp

- HS quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh ở trang 93 SGK, chỉ và nói tên từng bộ phận của cơ quan thần kinh.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Một số HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ. Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về vị trí của não và tủy sống trên cơ thể?

Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của não

=> Não điều khiển suy nghĩ, hoạt động và chức năng nhiều cơ quan của cơ thể bằng cách nhận thông tin từ các giác quan truyền qua dây thần kinh, xử lí các thông tin đó và đưa ra quyết định, “ra lệnh” cho cơ thể sống phải làm gì.

Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng của tủy sống

=> Khi gặp một kích thích bất ngờ, cơ thể tự động phản ứng rất nhanh. Những phản ứng như vậy gọi là phản xạ. Tủy sống điều khiển những phản xạ này.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về việc cần làm và cần tránh để không làm tổn thương cơ quan thần kinh về thể chất

Bước 1: Làm việc theo cặp

- HS quan sát các hình 1 – 3 ở trang 96 SGK và lần lượt nói với nhau về việc nên và không nên làm để không bị chấn thương não, tủy sống và các dây thần kinh được thể hiện trong mỗi hình.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luạn trước lớp.

Hoạt động 5: Tìm hiểu về việc cần làm và cần tránh để không làm tổn thương cơ quan thần kinh về tinh thần

Bước 1: Làm việc cả lớp

- Gv gợi ý một số ví dụ về mối quan hệ với gia đình hoặc bạn bè có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc (hoặc sức khỏe tinh thần) của mõi người.

Bước 2: Làm việc nhóm

Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 1 – 4 ở trang 97 SGK và thảo luận các câu hỏi:

1. Em hãy nhận xét về cách ứng xử khi buồn hoặc lo lắng của mỗi bạn trong hình.

2. Nếu gặp chuyện buồn, bạn sẽ xử lí như thế nào? Vì sao?

Bước 3: Làm việc cả lớp

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận với cả lớp.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: chức năng của não là:

A. Điều khiển suy nghĩ, cảm xúc

B. Điều khiển cách ứng xử.

C. Tiếp nhận thông tin từ các giác quan và điều khiển mọi cử động.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 2: Theo em, sự thay đổi cảm xúc vui, buồn là do bộ phận nào của cơ quan nào điều khiển?

A. Não

B. Thận

C. Dạ dày

D. Tim

Câu 3: Cơ quan thần kinh có chức năng gì?

A. Tiếp nhận và trả lời kích thích từ bên trong và bên ngoài cơ thể.

B. Điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai

Câu 4: Theo em, trạng thái cảm xúc nào dưới đây có lợi với cơ quan thần kinh?

A. Vui vẻ

B. Sợ hãi

C. Bực tức

D. Lo lắng

Câu 5: Theo em, trạng thái cảm xúc nào dưới đây có hại với cơ quan thần kinh?

A. Tin tưởng

B. Vui vẻ

C. Bi quan

D. Lãng mạn

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: D

Câu 2: A

Câu 3: C

Câu 4: A

Câu 5: C