Slide bài giảng tự nhiên xã hội 3 cánh diều bài 16: Cơ quan tuần hoàn

Slide điện tử bài 16: Cơ quan tuần hoàn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tự nhiên xã hội 3 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 16: CƠ QUAN TUẦN HOÀN

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV gọi một HS đọc lời con ong ở trang 88 SGK.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Xác định các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn 
  • Thực hành khám phá hoạt động của tim và mạch 
  • Tìm hiểu đường đi của máu trong sơ đồ
  • Tìm hiểu về ảnh hưởng của trạng thái cảm xúc đối với cơ quan tuần hoàn
  • Tìm hiểu về ảnh hưởng của một số việc làm đối với cơ quan tuần hoàn
  • Luyện tập 
  • Vận dụng 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Xác định các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn

Bước 1: Làm việc theo cặp:  HS chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ ở trang 88 SGK.

Bước 2: LÀm việc cả lớp

=> Cơ quan tuần hoàn là một hệ thống khép kín, bao gồm tim và các mạch máu.

Hoạt động 2: Thực hành khám phá hoạt động của tim và mạch

Bước 1: Làm việc cả lớp

- GV hướng dẫn HS cách đặt tay phải lên ngực trái của mính (hình 1 ở trang 89 SGK) và cách đặt hai đầu ngón tay của tay phải lên cổ tay trái phía dưới ngón cái tại vị trí ngay dưới nếp gấp cổ tay (hình 2 ở trang 89 SGK).

Bước 2: Làm việc nhóm:  Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

=> Khi vận động nhẹ (như đi bộ), ta thấy tim đập tương đối chậm vì cơ thể chỉ cần một lượng máu vừa phải là đủ cung cấp ô-xi và chất dinh dưỡng.

- Khi vận động mạnh (như chạy), cơ thể sẽ cần nhiều ô-xi và chất dinh dưỡng hơn. Vì vậy, tim cũng đập nhanh hơn và mạnh hơn để cung cấp một lượng máu nhiều hơn thì mới đáp ứng được nhu cầu hoạt động của cơ thể.

Hoạt động 3: Tìm hiểu đường đi của máu trong sơ đồ

Bước 1: Làm việc theo cặp

- HS quan sát Sơ đồ tuần hoàn máu ở trang 90 SGK, lần lượt từng em chỉ vào hình và nói về đường đi của máu trong Sơ đồ tuần hoàn máu dựa vào các ghi chú trong hình.

Bước 2: Làm việc cả lớp:  Một số cặp trình bày đường đi của máu trong Sơ đồ tuần haofn máy trước lớp.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về ảnh hưởng của trạng thái cảm xúc đối với cơ quan tuần hoàn

Bước 1: Làm việc theo cặp

- HS quan sát các hình 1 – 4 ở trang 91 SGK và cùng nhau nói về một số cảm xúc có lợi hoặc có hại đối với cơ quan tuần hoàn.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện một số cặp lên bảng chỉ vào từng hình và nói về một số cảm xúc có lợi hoặc có hại đối với cơ quan tuần hoàn.

Hoạt động 5: Tìm hiểu về ảnh hưởng của một số việc làm đối với cơ quan tuần hoàn

Bước 1: Làm việc nhóm

- HS quan sát các hình 1 – 4 ở trang 92 SGK và cung nhau thảo luận về một số việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

Bước 2: Làm việc cả lớp:  Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (nối tiếp Hoạt động 5)

Câu 1: Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?

A. Gan và thận

B. Tim và mạch máu

C. Não và phổi 

D. Ruột non và ruột già

Câu 2: Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì?

A. Nháo trộng, nghiên nát thức ăn thành dạng lỏng.

B. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng.

C. Vận chuyển máu đi khắp cơ thể.

D. Điều khiển hoạt động của cơ thể.

Câu 3: Tim có vai trò như thế nào đối với người hoạt động tuần hoàn máu trong cơ thể?

A. bơm máu đi khắp cơ thể, nuôi cơ thể

B. điều khiển chức năng của các cơ quan trong cơ thể

C. trao đổi các khí

D. lọc máu và chất thải

Câu 4: Nếu tim ngừng đập thì cơ thể sẽ:

A. chết

B. động kinh

C. vui vẻ

D. đau đớn

Câu 5: Ở tim người, tại vị trí nào dưới đây không xuất hiện van ?

A. Giữa tĩnh mạch chủ và tâm nhĩ phải

B. Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái

C. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải

D. Giữa tâm thất trái và động mạch chủ

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: B

Câu 2: C

Câu 3: A

Câu 4: A

Câu 5: A