Slide bài giảng tự nhiên xã hội 3 cánh diều bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên

Slide điện tử bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tự nhiên xã hội 3 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 11. DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS: Hãy kể tên một số địa điểm em đã từng đến tham quan.  

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Khám phá di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở Việt Nam và địa phương
  • Tìm hiểu một số sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp
  • Luyện tập 
  • Vận dụng 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Khám phá di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở Việt Nam và địa phương

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm) quan sát các hình 1 – 5 ở trang 53, 54 SGK để thực hiện các yêu cầu:

+ Nói về một số di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên của đất nước Việt Nam. 

+ Trong những địa danh trên, địa danh nào là di tích lịch sử - văn hóa, địa danh nào là cảnh quan thiên nhiên?

Nội dung ghi nhớ:

* Một số di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên Việt Nam:

+ Hình 1: Văn Miếu Quốc Tử Giám – Thủ đô Hà Nội.

+ Hình 2: Phố cổ Hội An – Tỉnh Quảng Nam.

+ Hình 3: Bến Nhà Rồng – Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Hình 4: Vịnh Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh.

+ Hình 5: Động Thiên Đường – Tỉnh Quảng Bình. 

* Phân loại địa danh:

+ Di tích lịch sử - văn hóa: Hình 1, 2, 3.

+ Cảnh quan thiên nhiên: Hình 4, 5.

Hoạt động 2. Thảo luận những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát các hình 1 – 3 ở trang 56, 57 SGK để thực hiện các yêu cầu:

+ Hãy nói những việc nên làm và những việc không nên làm trong mỗi hình. 

+ Giải thích vì sao em lại chọn như vậy?

Nội dung ghi nhớ:

+ Hình 1: Việc nên làm: xếp hàng ngay ngắn nghe hướng dẫn viên thuyết trình về di tích lịch sử vì để tránh mất trật tự, ổn định hàng lối khi đứng trước di tích lịch sử thiêng liêng.

+ Hình 2: Việc không nên làm: sờ tay vào hiện vật vì để bảo quản di tích lịch sử, hiện vật quốc gia. 

+ Hình 3: Việc nên làm: vứt hết rác thải vào túi trên biển vì để giữ gìn vệ sinh du lịch biển, cảnh quan thiên nhiên. 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Việt Nam có bao nhiêu di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới?

A. 8.

B. 7.

C. 6.

D. 5.

Câu 2: Quần thể di tích cố đô Huế là kinh đô của vương triều:

A. Nhà Lê.

B. Nhà Nguyễn.

C. Nhà Trần.

D. Nhà Lí.

Câu 3: Nhân dịp ngày 20/11, nhà trường tổ chức cho học sinh đi thăm qua Quốc Tử Giám. Khi nhìn thấy các bia đá có ghi công danh của các trạng nguyên xưa, bạn Thành rất thích thú. Thành có ý định trèo qua hàng rào để sờ lên các bức bia đá đó. Nếu là bạn của Thành em sẽ

A. Cổ vũ tinh thần cho Thành.

B. Khuyên Thành không nên trèo vào.

C. Rủ các bạn khác ra xem.

D. Trèo vào cùng bạn.

Câu 4: Cho biết đâu là một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên?

A. Thị trấn Tam Đảo.

B. Trống đồng.

C. Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

D. Khách sạn Hanoi Prime Center Hotel.

Câu 5: Hoàng thành Thăng Long nằm ở

A. Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội.

C. Ninh Bình.

D. Thừa Thiên Huế.

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: A

Câu 2: B

Câu 3: B

Câu 4: C

Câu 5: B