Slide bài giảng tự nhiên xã hội 3 cánh diều bài 15: Cơ quan tiêu hóa

Slide điện tử bài 15: Cơ quan tiêu hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tự nhiên xã hội 3 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 15: CƠ QUAN TIÊU HÓA

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS hát hoặc nghe một bài có nội dung về ăn uống (Ví dụ: bài Chiếc bụng đói của nhạc sĩ Tiên Cookie).

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Xác định các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa 
  • Thực hành khám phá sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng 
  • Tìm hiểu sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, ruột già và ruột non 
  • Xác định chức năng của cơ quan tiêu hóa
  • Tìm hiểu về những việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa
  • Luyện tập 
  • Vận dụng 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Xác định các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa

Bước 1: Làm việc theo cặp

- HS chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu háo trên sơ đồ ở trang 83 SGK.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ trước lớp.

=> Cơ quan tiêu hóa gồm hai phần chính là ống tiêu hóa (gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn) và các tuyến tiêu hóa (gồm: tuyến nước bọt, gan tiết ra mật được chứa trong túi mật và tuyến tụy).

Hoạt động 2: Thực hành khám phá sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng

Bước 1: Làm việc nhóm

- Mỗi HS trong nhóm đều nhận được một miếng bánh mì hoặc cơm và nhai kĩ trong khoảng một phút.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp về kết quả thảo luận của nhóm mình. HS kahcs có thể bổ sung.

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, ruột non và ruột già

Bước 1: Làm việc cá nhân

- HS đọc thông tin và quan sát hình ở các khung số  1 – 3 ở trang 85 SGK.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV chiếu các khung số 1 – 3 ở trang 85 SGK lên bảng và gọi một số HS đọc to nội dung trong mỗi khung.

Hoạt động 4: Xác định chức năng của cơ quan tiêu hóa

- GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận ba câu hỏi 1, 2, 3 ở trang 86 SGK:

1. Kể về việc ăn uống hằng ngày của em.

2. Em có nhận xét gì về lượng thức ăn, đồ uống được đưa vào cơ thể và lượng chất cặn bã thải ra?

3. Cơ quan tiêu hóa có chức năng gì?

Hoạt động 5: Tìm hiểu về những việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa

Bước 1: Làm việc theo cặp

- HS quan sát các hình 1 – 3 ở trang 86 SGK và cùng nhau nói về các việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa trong mỗi hình.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên bảng chỉ vào từng hình và nói về các việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Tuyến vị nằm ở bộ phận nào trong ống tiêu hóa? 

A. Dạ dày

B. Ruột non

C. Ruột già

D. Thực quản

Câu 2: Ở người, dịch tiêu hoá từ tuyến tuỵ sẽ đổ vào bộ phận nào?

A. Ruột già

B. Dạ dày

C. Ruột non

D. Thực quản

Câu 3: Các hoạt động xảy ra trong quá trình tiêu hóa là:

A. Hấp thụ chất dinh dưỡng

B. Ăn và uống

C. Thải phân

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Ở người, dịch tiêu hoá từ tuyến tuỵ sẽ đổ vào bộ phận nào ?

A. Thực quản      

B. Ruột già

C. Dạ dày      

D. Ruột non

Câu 5: Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hoá ?

A. Dạ dày      

B. Thực quản

C. Thanh quản      

D. Gan

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: D

Câu 5: C