Slide bài giảng toán 7 kết nối bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (3 tiết)
Slide điện tử bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (3 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 36. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT VÀ HÌNH LẬP PHƯƠNG
1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG
Bài 1: Hình nào dưới đây là đồ vật hoặc kiến trúc có dạng hình chữ nhật, có dạng hình lập phương
Trả lời rút gọn:
+ Hình a có dạng kiến trúc hình hộp chữ nhật.
+ Hình b có dạng kiến trúc hình lập phương.
* Một số hình ảnh có dạng hình hộp, hình chữ nhật
Bài 2: Quan sát Hình 10.1.
(1) Nêu tên các đỉnh, cạnh, đường chéo của hình hộp chữ nhật ABCD.A'BC'D'.Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh? Có baonhiêu cạnh? Có bao nhiêu đường chéo?
(2 )Gọi tên các mặt bên, mặt đáy của hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D'.
Trả lời rút gọn:
1. Hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D' có:
+ 8 đỉnh : A, B, C, D, A', B, C', D'.
+ 12 cạnh : AB, AD, DC, BC, A'B', A'D', D'C', B'C', BB', CC', AA', DD'.
+ 4 đường chéo :AC', A'C, BD', B'D.
2. Các mặt bên của hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D' là: ABB'A', ADD'A', BCC'B', CDD'C'.
Các mặt đáy của hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D' là : ABCD, A'B'C'D'.
+ 8 đỉnh : A, B, C, D, M, N, Q, P.
+ 12 cạnh : AB, AD, BC, CD, MN, MQ, QP, PN, AM, BN, CP, DQ.
+ 4 đường chéo: ND, QB, MC, PA.
+ 4 mặt bên : AMNB, MQDA, PQDC, NPCB.
+ 2 mặt đáy: ABCD, MNPQ.
Bài 3: Quan sát Hình 10.2 và gọi tên đỉnh, cạnh, đường chéo, mặt đáy, mặt bên của hình lập phương MNPQ.ABCD.
Trả lời rút gọn:
+ 8 đỉnh : A, B, C, D, M, N, Q, P.
+ 12 cạnh : AB, AD, BC, CD, MN, MQ, QP, PN, AM, BN, CP, DQ.
+ 4 đường chéo: ND, QB, MC, PA.
+ 4 mặt bên : AMNB, MQDA, PQDC, NPCB.
+ 2 mặt đáy: ABCD, MNPQ.
2. Diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Bài 4: Quan sát hình hộp chữ nhật (H.10.6a) và hình khai triển của nó (H.10.6b). Hãy chỉ ra sự tương ứng giữa các mặt của hình hộp chữ nhật với các hình chữ nhật ở hình khai triển. Hình chữ nhật nào ở hình khai triển là các mặt bên, là các mặt đáy?
Trả lời rút gọn:
+ Sự tương ứng: BB'C'C - (2), A'D'DA - (4), A'B'BA - (1), C'D'DC - (3), A'D'C'B' - (5), ABCD - (6).
+ Mặt bên : (1), (2), (3), (4) + Mặt đáy: (5), (6).
Bài 5: Tính tổng diện tích các hình chữ nhật (1), (2), (3), (4). So sánh kết quả vừa tìm với tích của chu vi đáy và chiều cao của hình hộp chữ nhật.
Trả lời rút gọn:
Diện tích hình chữ nhật (1) là: bc
Diện tích hình chữ nhật (3) cũng là: bc
Diện tích hình chữ nhật (4) là:
ac
Diện tích hình chữ nhật (2) cũng là: ac
Tổng diện tích hình chữ nhật (1), (2), (3), (4) là:
2ac + 2bc = 2c.( a+ b).
Chu vi mặt đáy hình hộp chữ nhật là:
2( a+ b)
Độ dài chiều cao của hình hộp chữ nhật là c
Tích của chu vi đáy và chiều cao của hình hộp chữ nhật là: 2 c(a + b)
Tổng diện tích hình chữ nhật (1), (2), (3), (4) là tích của chu vi đáy và chiều cao của hình hộp chữ nhật:
2 c(a + b)
Bài 6: Bác Tú thuê thợ sơn xung quanh bốn mặt ngoài của thành bể nước có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 3 m, chiều rộng 2 m, chiều cao 1,5 m vớigiá 20 000 đồng/m2. Hỏi bác Tú phải trả chi phí là bao nhiêu?
Trả lời rút gọn:
Diện tích xung quanh thành bể là :
S = 2.(3 + 2).1,5 = 15 (m2)
Chi phí bác Tú phải trả là :
15. 20000 = 300000 (đồng).
Bài 7: Một hình lập phương có cạnh bằng a cm, diện tích xung quanh bằng 100 cm2.Hỏi thể tích của hình lập phương đo bằng bao nhiêu?
Trả lời
Diện tích xung quanh hình lập phương là:
S= 4a2
100 = 4a2
a2 = 100: 4 = 25
a = 5 (cm)
Thể tích hình lập phương đó là:
V = a3 = 53 = 125 (m3).
Bài 8: Một chiếc thùng giữ nhiệt (H.10.10) có lòng trong có dạng một hình hộp chữ nhật với chiều dài 50 cm, chiều rộng 30 cm, chiều cao 30 cm. Tính dung tích của thùng giữ nhiệt đó.
Trả lời rút gọn:
Thể tích của thùng giữ nhiệt là
50.30.30 = 45000 ( cm3).
BÀI TẬP CUỐI SGK
Bài 10.1: Có bao nhiêu hình lập phương nhỏ trong hình 10.11
Trả lời rút gọn:
Có tất cả 9 hình lập phương nhỏ.
Bài 10.2: Gọi tên các đỉnh, cạnh, đường chéo, mặt của hình hộp chữ nhật trong Hình 10.12.
Trả lời rút gọn:
+ 8 đỉnh : A, B, C, D, E, F, G, H.
+ 12 cạnh : AB, AD, DC, BC, EF, EH, FG, GH, AE, BF, CG, DH
+ 4 đường chéo : AG, CE, BH, DF
+ 8 mặt: ABFE, DCGH, BCGF, ADHE, ABCD, EFGH.
Bài 10.4: Một xe đông lạnh có thùng hàng dạng hình hộp chữ nhật, kích thước lòng thùng hàng dài 5,6 m, rộng 2 m, cao 2 m. Tính thể tích của lòng thùng hàng.
Trả lời rút gọn:
Thể tích của lòng thùng hàng là :
5,6.2.2 = 22,4 (m3)
Bài 10.5: Một hộp sữa tươi có dạng hình hộp chữ nhật với dung tích 1 lít, chiều cao 20 cm, chiều dài 10 cm.
a) Tính chiều rộng của hộp sữa.
b) Tính diện tích vật liệu dùng để làm vỏ hộp sữa? (Coi như phần mép hộp không đáng kể).
Trả lời rút gọn:
a)Dung tích của hộp sữa là 1 lít, nên thể tích của hộp sữa cũng là 1 lít
Đổi : 1 lít = 1000cm3
a) Chiều rộng của hộp sữa là:
1000: (20 x 10) = 1000 : 200= 5 (cm)
b) Diện tích vật liệu dùng để làm vỏ hộp sữa là diện tích xung quanh và diện tích của hai mặt đáy của hình hộp.
Diện tích xung quanh của hộp sữa là:
2.20.( 10 + 5 ) + 2. = 600 (cm2)
Diện tích của hai mặt đáy là:
2.10.5 = 100 (cm2)
Vậy diện tích vật liệu cần dùng là: 600 + 100 = 700 (cm2).
Bài 10.6: Một bể nước có dạng hình hộp chữ nhật với chieu dai 2 m. Lúc đầu be không co nước. Sau khi đổ vào bể 120 thùng nước, mỗi thùng chứa 20 lít nước thì mực nước của bể dâng cao 0,8 m.
a) Tính chiều rộng của bể nước.
b) Người ta đổ thêm 60 thùng nước nữa thì đầy bể. Hỏi bể cao bao nhiêu mét?
Trả lời rút gọn:
a) Thể tích nước đổ vào:
120 x 20 = 2400 (l) = 2,4 (m3)
Chiều rộng của bể nước:
2,4 : (2 x 0,8) = 1,5 (m)
b) Thể tích của bể nước:
2400 + (60 x 20) = 3600 (l) = 3,6 (m3)
Chiều cao của bể nước:
3,6 : (2 x 1,5) = 1,2 (m)