Slide bài giảng tiếng Việt 2 chân trời Ôn tập giữa học kì I - Ôn tập 5 (Tiết 2)
Slide điện tử Ôn tập giữa học kì I - Ôn tập 5 (Tiết 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
ÔN TẬP 5
Tiết 1
KHỞI ĐỘNG
GV giới trực tiếp vào Ôn tập 5 (tiết 1).
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Đọc
- Trả lời câu hỏi
- Đặt tên khác cho bài đọc
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Đọc
Em hãy quan sát tranh minh họa bài đọc và phán đoán nội dung câu chuyện.
Nội dung ghi nhớ:
Quan sát bức tranh, em đoán nội dung của câu chuyện nói về câu chuyện giữa hai người bạn và chiếc xe đạp, bạn nhỏ mặc áo xanh ước mình có thể giúp đỡ được bạn nhỏ mặc áo vàng bị tật đang ngồi ở chiếc ghế đá.
2. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Long đã gặp ai khi ở công viên?
Nội dung ghi nhớ:
Long đã gặp bạn nhỏ tên Thiện ở công viên.
Câu 2: Vì sao Long hãnh diện?
Nội dung ghi nhớ:
Long hãnh diện vì được anh trai tặng xe đạp đẹp.
Câu 3: Qua bài đọc, em thấy Thiện là người như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
Qua bài đọc, em thấy Thiện là người biết quan tâm đến bạn bè.
3. Đặt tên khác cho bài đọc
Bài tập 3: Đặt tên khác cho bài đọc Điều ước.
+ Bài đọc Điều ước có những nhân vật nào?
+ Nội dung chính của bài đọc Điều ước là gì?
+ Từ nhân vật và nội dung bài đọc, em hãy đặt tên khác cho bài đọc và giải thích lí do tại sao em lựa chọn tên đó.
Nội dung ghi nhớ:
+ Bài đọc Điều ước có những nhân vật: Long, Thiện và bạn nhỏ bị tật.
+ Nội dung của bài đọc: Sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ nhau của bạn Thiện dành cho bạn nhỏ bị tật.
- Đặt tên khác cho bài đọc:
+ Tình bạn.
+ Long, Thiện và bạn nhỏ bị tật.
+ Chiếc xe đạp mới.
Lý do lựa chọn: Tên bài nêu được nhân vật, nội dung chính của câu chuyện (Tình bạn; Long, Thiện và bạn nhỏ bị tật); nêu được câu chuyện gì đã diễn ra xoay quanh chiếc xe đạp mới.
Tiết 2
KHỞI ĐỘNG
- GV giới trực tiếp vào Ôn tập 5 (tiết 2).
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Viết bưu thiếp
- Chia sẻ về một truyện đã đọc
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Viết bưu thiếp
Bài tập 4: Viết bưu thiếp gửi một người thân theo gợi ý:
Nội dung ghi nhớ:
Quan sát, đọc gợi ý, viết bưu thiếp để trả lời cho câu hỏi: viết cho ai, nhân dịp gì, chúc mừng điều gì.
+ Nếu viết cho người lớn tuổi, HS cần sử dụng từ ngữ trang trọng, lịch sự, kính trọng (kính yêu). Nếu viết cho bạn bè, HS cần sử dụng từ ngữ thể hiện sự gắn bó, thân thiết, gần gũi (xa nhớ, thương mến, thân mến,...)
+ Nội dung bưu thiếp: HS có thể mở đầu bằng câu Nhân dịp....cháu/tớ/minh.....Và viết lời chúc dành cho người được viết thư.
+ Bưu thiếp có ngày, tháng, năm gửi; họ tên người gửi, họ tên người nhận.
+ Trang trí bưu thiếp: HS sử dụng bút chì, bút màu, giấy thủ công, hồ dán,... để trang trí bưu thiếp theo ý thích của em.
2. Chia sẻ về một truyện đã đọc
Bài tập 5: Trao đổi với bạn về một truyện em thích theo gợi ý:
Nội dung ghi nhớ:
Một số truyện mà em có thể tham khảo: Cô bé lọ lem, Cô bén bán diêm, Tấm cám, Dế Mèn phiêu lưu kí, Bầu trời trong quả trứng, Góc sân và khoảng trời, Totochan - Cô bé bên cửa sổ....
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Ai đã nói chuyện với Long?
A. Thiện B. Em trai Thiện
C. Thắng D. Anh trai Thiện
Câu 2: Vì sao Long lại hãnh diện?
A. Vì được Thiện hỏi thăm B. Vì được đạp xe ở công viên
C. Vì được anh trai tặng xe đạp D. Cả A và
Câu 3: Long đã nghĩ Thiện ước gì?
A. Có chiếc xe đạp đẹp giống Long
B. Có được người anh trai giống Long
C. Em trai không bị tật ở chân
D. Long tặng cho Thiện chiếc xe đạp
Câu 4: Điều ước của Thiện là gì?
A. Em trai không bị tật ở chân
B. Tặng em trai một chiếc xe đạp mới
C. Tặng em trai một chiếc xe lăn
D. Có thể trở thành một người anh trai giống anh trai của
Câu 5: Thiện đã nói gì với cậu em của mình?
A. Anh sẽ mua tặng em một chiếc xe lăn thật tốt
B. Anh sẽ mua tặng em một chiếc xe thật đẹp
C. Anh sẽ kiếm tiền để chữa khỏi chân cho em
D. Giá như chân em không bị
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | C | B | D | A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Qua bài đọc “Điều ước”, em học hỏi được điều gì từ Thiện?