Slide bài giảng tiếng Việt 2 chân trời Bài 2: Mở rộng vốn từ Trẻ em, Nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, lời khen ngợi
Slide điện tử Bài 2: Mở rộng vốn từ Trẻ em, Nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, lời khen ngợi. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐIỂM 1: EM ĐÃ LỚN HƠN
BÀI 2: THỜI GIAN BIỂU
Tiết 3 - 4
KHỞI ĐỘNG
GV giới trực tiếp vào bài Thời gian biểu.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Luyện từ
- Luyện câu
- Nói lời bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú
- Nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, khen ngợi
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Luyện từ
Bài tập 3: Tìm các từ ngữ
a. Chỉ hoạt động của trẻ em. M: đọc sách.
b. Chỉ tính nết của trẻ em. M: chăm chỉ.
Nội dung ghi nhớ:
+ Các từ chỉ hoạt động của trẻ em: đá bóng, nhảy dây, cá hát, quét nhà,...
+ Các từ chỉ tính nết của trẻ em: nũng nịu, đáng yêu, dễ thương,...
2. Luyện câu
Bài tập 4: Đặt một câu có từ ngữ vừa tìm được ở Bài tập 3.
M: - Bạn Lan đang đọc sách.
- Bạn Mai rất chăm chỉ.
Nội dung ghi nhớ:
Câu gồm 2 thành phần: từ chỉ người (trẻ em) và từ chỉ hành động (hoặc tính nết) của trẻ em.
3. Nói lời bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú
Bài tập 5a: Nhắc lại lời của bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây. Cho biết lời nói ấy thể hiện tình cảm gì của bạn nhỏ.
Nội dung ghi nhớ:
+ Lời nói của bạn nhỏ thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú vì nụ hồng lớn nhanh quá. Điều đó chứng tỏ bạn nhỏ rất yêu thích cây hoa hồng.
+ Em cần thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú khi em yêu mến, yêu thích hoặc bất ngờ về một điều gì đó.
4. Nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, khen ngợi
Bài tập 5b: Cùng bạn đóng với bố, mẹ và Mai để:
a. Nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy Mai quét nhà rất sạch.
b. Nói và đáp lời khen ngợi khi Mai giúp mẹ nhặt rau, dọn bát đũa.
+ Chúng ta thường nói lời khen khi nào?
+ Khi nhận được lời khen ngợi, em cần đáp lại với thái độ như thế nào?
+ Khi nói và đáp lời khen ngợi, em cần chú ý những điều gì?
Nội dung ghi nhớ:
+ Chúng ta thường nói lời khen khi một người làm tốt việc nào đó.
+ Khi nhận được lời khen ngợi, em cần đáp lại với thái độ vui vẻ, hào hứng, nói lời cảm ơn.
+ Khi nói và đáp lời khen ngợi, em cần chú ý về giọng nói, nét mặt, cử chỉ, khuôn mặt thể hiện sự hào hứng, thích thú, phấn khích.
a. - Mai: Bố ơi! Con vừa quét nhà xong đấy ạ.
- Bố: Ôi! Con gái bố lớn thật rồi. Bố rất vui vì con đã biết giúp đỡ bố mẹ.
b. - Mai: Mẹ ơi! Con giúp mẹ nhặt rau nhé!
- Mẹ: Con gái mẹ giỏi quá. Để mẹ hướng dẫn con làm nhé!
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Chọn câu phù hợp với bức tranh?
A. Bạn Lan đang đọc sách B. Bạn Lan đang cho gà cho
C. Bạn Lan rất chăm chỉ D. Bạn Lan rất lễ phép
Câu 2: Chọn câu phù hợp với bức tranh?
A. Bạn Mai đang chào cô giáo B. Bạn Mai rất chăm học
C. Bạn Mai rất lễ phép D. Bạn Mai đang quét sân.
Câu 3: Chọn câu phù hợp với bức tranh?
A. Bạn Bình đang cho gà ăn. B. Bạn Bình đang nấu cơm.
C. Bạn Bình đang gấp quần áo. D. Bạn Bình rất ngoan ngoãn.
Câu 4: Chọn câu phù hợp với bức tranh?
A. Hùng và Tuấn đang nấu ăn. B. Hùng và Tuấn đang chơi cờ
C. Hùng và Tuấn rất thông minh. D. Hùng và Tuấn rất lễ phép.
Câu 5: Đâu là từ ngữ chỉ hoạt động của trẻ em trong bức tranh sau?
A. Học tập B. Nhảy múa
C. Buôn bán D. Chạy bộ
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A, C | A, C | A, C, D | B, C | B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, khen ngợi khi em đạt được điểm cao.