Slide bài giảng tiếng Việt 2 chân trời Bài 4: Mở rộng vốn từ Trẻ em (tiếp theo), Nghe – kể Thử tài
Slide điện tử Bài 4: Mở rộng vốn từ Trẻ em (tiếp theo), Nghe – kể Thử tài. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐIỂM 1: EM ĐÃ LỚN HƠN
BÀI 4: ÚT TIN
Tiết 3 – 4
KHỞI ĐỘNG
GV giới trực tiếp vào bài Út Tin.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Luyện từ
- Luyện câu
- Nghe GV kể chuyện Thử tài
- Kể từng đoạn của câu chuyện
- Kể toàn bộ câu chuyện
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Luyện từ
Bài tập 3: Tìm các từ ngữ:
a. Có tiếng sách M: sách vở.
b. Có tiếng học M: học bài.
Nội dung ghi nhớ:
a. Các từ ngữ có tiếng "sách": sách vở, quyển sách, cặp sách, sách giáo khoa,...
b. Các từ ngữ có tiếng "học": học bài, đi học, học hành, chăm học, học hỏi,...
2. Luyện câu
Bài tập 4: Đặt 1-2 câu có chứa từ ngữ vừa tìm được ở Bài tập 3.
Nội dung ghi nhớ:
- HS trả lời.
3. Nghe GV kể chuyện Thử tài
Theo em, câu chuyện có những nhân vật nào, nói về sự việc gì?
Nội dung ghi nhớ:
THỬ TÀI
1. Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài, bèn cho gọi cậu đến bảo:
- Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng.
2. Cậu bé về nhờ mẹ chặt cây tre trong vườn, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt trên chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro. Khi lửa tắt, đám tro hiện rõ hình cuộn dây. Cậu đem dâng vua.
3. Vua mừng lắm nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa. Lần này, vua đưa cho cậu bé chiếc sừng trâu cong như vòng thúng, bảo:
- Ngươi hãy nắn thẳng chiếc sừng này cho ta. Nếu được, ta sẽ thưởng to.
4. Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo lớn, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm ra và dễ uốn. Cậu lây đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng. Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài.
Theo Truyện cổ dân tộc Dao
+ Câu chuyện có các nhân vật: nhà vua, cậu bé.
+ Câu chuyện nói về việc nhà vua thử tài cậu bé và truyền đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài.
4. Kể từng đoạn của câu chuyện
Em hãy kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo tranh.
Nội dung ghi nhớ:
- HS trình bày.
5. Kể toàn bộ câu chuyện
+ Em hãy nói về nhân vật mà em thích. Vì sao em thích nhân vật đó.
+ Câu chuyện nói về nội dung gì?
Nội dung ghi nhớ:
- Nêu lý do em vì sao thích nhân vật đó: tính cách, sự thông minh, tài giỏi,....
- Nội dung của câu chuyện: Cậu bé thông minh đã vượt qua được thử thách của nhà vua, được nhà vua thưởng rất hậu và đưa vào trường học để nuôi dạy thành tài.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Từ ngữ nào được dùng để miêu tả cậu bé trong câu chuyện?
A. Ngốc nghếch B. Hiếu thảo
C. Nghịch ngợm D. Thông minh
Câu 2: Nhà vua muốn thử tài cậu bé như thế nào?
A. Nhà vua bảo cậu bé lấy tro bếp bện một sợi dây thừng
B. Nhà vua bảo cậu bé lấy tro bếp vẽ tranh
C. Nhà vua bảo cậu bé nuôi trâu đực đẻ con
D. Nhà vua bảo cậu bé bắt chim sẻ làm ba mâm cỗ
Câu 3: Nhà vua đã phản ứng như thế nào khi cậu bé giải được câu đố?
A. Vua mừng lắm, đưa cậu bé vào trường học để nuôi dạy thành tài
B. Vua mừng lắm, nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa
C. Vua giận dữ vì mình đã thua cậu bé
D. Vua mừng lắm, ban thưởng vàng bạc cho cậu bé về quê
Câu 4: Lần thứ hai, vua đã thử tài cậu bé điều gì?
A. Nhà vua bảo cậu bé lấy tro bếp bện một sợi dây thừng
B. Nhà vua bảo cậu bé nắn thẳng chiếc sừng trâu cong
C. Nhà vua bảo cậu bé nuôi trâu đực đẻ con
D. Nhà vua bảo cậu bé bắt chim sẻ làm ba mâm cỗ
Câu 5: Khi giải được câu đố lần thứ hai, vua đã làm gì?
A. Vua thưởng cho cậu bé nhiều vàng bạc châu báu
B. Vua đưa cậu bé vào trường để nuôi dạy thành tài
C. Vua phong cậu bé là trạng nguyên rồi cho về quê làm quan
D. Vua tức giận vì lại thua cậu bé thêm lần nữa
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | D | A | B | B | B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Qua câu chuyện “Thử tài”, em thấy nhân vật cậu bé là người như thế nào?