Slide bài giảng tiếng Việt 2 chân trời Ôn tập cuối học kì I - Ôn tập 2 (Tiết 1) Cánh cửa nhớ bà
Slide điện tử Ôn tập cuối học kì I - Ôn tập 2 (Tiết 1) Cánh cửa nhớ bà. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
ÔN TẬP 2
Tiết 1
KHỞI ĐỘNG
- GV giới trực tiếp vào Ôn tập 2 (tiết 1).
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Luyện đọc thành tiếng
- Luyện đọc hiểu
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Luyện đọc thành tiếng
Em hãy quan sát tranh minh họa bài đọc SHS trang 146, 147 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
Nội dung ghi nhớ:
Bạn nhỏ trong tranh đang đứng ngoài hiên cửa sổ, nhớ về bà, nhớ về ngày mình còn thấp bé.
2. Luyện đọc hiểu
Em hãy giải thích nghĩa của các từ sau: dập dềnh, sừng sững, chứng kiến.
Nội dung ghi nhớ:
+ Dập dềnh: lên xuống nhịp nhàng trên mặt nước.
+ Sừng sững: có dáng vững chãi, cao lớn như chắn ngang phía trước.
+ Chứng kiến: nhìn thấy tận mắt.
Câu 1: Tàu đưa mọi người đến thăm nơi nào?
Nội dung ghi nhớ:
Tàu đưa mọi người đến thăm đảo Sơn Ca, thăm ngọn Hải Đăng đẹp nhất Trường Sa.
Câu 2: Nhờ đâu mà ngọn hải đăng luôn tỏa sáng?
Nội dung ghi nhớ:
Nhờ những người thợ lau chùi và kiểm tra hệ thống đèn nên ngọn hải đăng luôn tỏa sáng.
Câu 3: Ngọn hải đăng khẳng định điều gì?
Nội dung ghi nhớ:
Ngọn hải đăng khẳng định vùng biển trời này là của tổ quốc thân yêu.
Câu 4: Tên gọi nào dưới đây có thể đặt cho bài đọc?
Nội dung ghi nhớ:
Người chiến sĩ trên đảo Trường Sa.
Tiết 2
KHỞI ĐỘNG
- GV giới trực tiếp vào Ôn tập 1 (tiết 2).
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Ôn viết chữ I, K, L, M, N, P, Ơ hoa
- Luyện viết tên người (tên nhân vật lịch sử)
- Luyện viết thêm
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Ôn viết chữ I, K, L, M, N, P, Ơ hoa
Em hãy quan sát mẫu chữ I, K, L, M, N, P, Ơ hoa; xác định chiều cao, độ rộng các chữ; quan sát GV viết mẫu, nhắc lại quy trình viết 1-2 chữ hoa; viết chữ I, K, L, M, N, P, Ơ hoa vào vở tập viết.
Nội dung ghi nhớ:
+ I: cao 5 li, rộng 2 li.
+ K: cao 5 li, rộng 5 li.
+ L: cao 5 li, rộng 2,5 li.
+ M: cao 5 li, rộng 6 li.
+ N: cao 2,5 li, rộng 3 li.
+ Ơ: cao 5 li, rộng 4 li.
- GV viết mẫu và nhắc lại quy trình viết chữ M hoa:
+ Nét 1: đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc từ dưới lên hơi lượn sang phải, khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại.
+ Nét 2 từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét thẳng đứng (cuối nét hơi lượn sang trái một chút), dừng bút ở đường kẻ 1.
+ Nét 3 từ điểm dừng bút của nét 2, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét thẳng xiên (hơi lượn ở 2 đầu) từ dưới lên tới đường kẻ 6 thì dừng lại.
+ Nét 4: từ điểm dừng bút của nét 3, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét móc ngược phải, dừng bút trên đường kẻ 2.
2. Luyện viết tên người (tên nhân vật lịch sử)
Em hãy quan sát một số bức tranh về các nhân vật lịch sử, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng thiếu nhi và nhận xét về cách viết tên của các nhân vật lịch sử đó.
Cù Chính Lan Hồ Chí Minh
Nội dung ghi nhớ:
Các tên riêng chỉ người cần được viết hoa các từ chỉ họ, tên đệm, tên riêng.
3. Luyện viết thêm
Ngõ trưa
Im lìm đàn kiến dung dăng
Kiệu con dế lửa đi băng qua rào
Ngõ trưa ngơ ngẩn thế nào
Mà cơn gió lén chui vào chẳng hay.
Nội dung của đoạn thơ trên là gì?
Nội dung ghi nhớ:
- Nội dung: những hoạt động của các con vật trong con ngõ nhỏ vào buổi trưa vắng.
Tiết 3
KHỞI ĐỘNG
- GV giới trực tiếp vào Ôn tập 1 (tiết 3).
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Luyện tập từ
- Luyện tập câu
- Nói và đáp lời cảm ơn thầy cô, bác thủ thư, khi bạn đạt thành tích cao trong học tập
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Luyện tập từ
Bài tập 3: Tìm từ ngữ chỉ sự vật và chỉ hoạt động có trong câu sau.
Trên đỉnh tháp, ba người thợ đang lau chùi và kiểm tra hệ thống đèn.
Nội dung ghi nhớ:
+ Từ ngữ chỉ sự vật: đỉnh tháp, người thợ, hệ thống đèn.
+ Từ ngữ chỉ hoạt động: lau chùi, kiểm tra.
2. Luyện tập câu
Bài tập 4: Đặt 1-2 câu có chứa từ ngữ vừa tìm được ở Bài tập 3.
Nội dung ghi nhớ:
+ Bài kiểm tra Tiếng Việt của em đạt 10 điểm.
+ Ngày Tết em giúp mẹ lau chùi bàn ghế, dọn dẹp nhà cửa.
3. Nói và đáp lời cảm ơn thầy cô, bác thủ thư, khi bạn đạt thành tích cao trong học tập
Bài tập 5a: Cùng bạn đóng vai nói và đáp:
a. Lời cảm ơn thầy cô, bác thủ thư.
b. Lời khen ngợi khi bạn đạt thành tích cao trong học tập.
Nội dung ghi nhớ:
a.- Em cảm ơn thầy cô đã tận tình dậy dỗ em và các bạn ạ.
- Các em ngoan ngoãn, học giỏi là thầy cô rất vui rồi.
- Cháu cảm ơn cô đã tìm giúp cháu cuốn sách ạ.
- Cháu mang về bàn đọc đi.
b. - Bạn giỏi quá, mình cũng muốn đạt giải nhất giống như bạn.
- Vậy sang học kì tới, chúng mình cùng cố gắng nhé.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Từ nào là từ chỉ sự vật?
A. cô giáo B. nhảy cao C. xinh xắn D. buồn bã
Câu 2: Câu nào dưới đây là mẫu câu giới thiệu?
A. Chúng em đang tập văn nghệ B. Hà mã kiếm ăn bên sông
C. Cá heo là con vật thông minh D. Chim chích bông rất xinh đẹp
Câu 3: Nhóm từ nào chỉ đặc điểm và ngoại hình của một bạn học sinh?
A. vầng trán, đôi mắt, nụ cười,... B. xinh đẹp, bầu bĩnh, cao lớn,...
C. nhanh nhẹn, thông minh,... C. tiếng cười, chăm chỉ,...
Câu 4: Câu “Các bạn đang nhảy dây trong sân trường.” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu nêu đặc điểm B. Câu giới thiệu
C. Câu nêu hoạt động D. Không thuộc mẫu câu nào
Câu 5: Thêm từ chỉ hoạt động vào chỗ chấm trong câu: “Trong khu rừng nọ, có chú nhím nâu ……..” để tạo thành câu nêu đặc điểm:
A. chạy nhảy B. hiền lành, nhút nhát
c. đi D. là nhím trắng
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | C | C | C | B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Viết 3 - 4 câu kể về một việc em đã làm ở nhà.
Gợi ý:
- Em đã làm được việc gì?
- Em làm việc đó thế nào?
- Nêu suy nghĩ của em khi làm xong việc đó?