Slide bài giảng tiếng Việt 2 chân trời Bài 4: Đọc Mùa đông ở vùng cao, Nghe – viết Mưa cuối mùa, Phân biệt d/gi, iu/iêu, oăn/oăng

Slide điện tử Bài 4: Đọc Mùa đông ở vùng cao, Nghe – viết Mưa cuối mùa, Phân biệt d/gi, iu/iêu, oăn/oăng. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐIỂM 10: BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP

BÀI 4: MÙA ĐÔNG VÙNG CAO (Tiết 15 – 20)

TIẾT 1 -  2

KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, nói với bạn về những hình ảnh em thấy trong bức tranh.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Đọc
  • Luyện đọc thành tiếng
  • Luyện đọc hiểu
  • Luyện đọc lại
  • Viết
  • Nghe – viết
  • Luyện viết chính tả - Phân biệt d/gi
  • Luyện viết chính tả - Phân biệt iu/iêu, oăn/oăng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Đọc

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

Trình bày cách ngắt nghỉ ở một số câu dài.

Nội dung ghi nhớ:

Rễ cây bám chặt lấy lớp đất chai cứng/ và ngả sang màu nâu đen/ vì sương muối.//; Cả dải núi,/ nương nhà này nối với nương nhà kia/ cứ bừng lên một màu tam giác mạch ngợp trời//;...

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

Câu 1: Bài đọc nói về mùa nào? Ở đâu?

Câu 2: Các sự vật ở đoạn 2 thay đổi như thế nào khi mùa đông đến?

Câu 3: Câu văn “Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt.” nói lên điều gì?

  • Tam giác mạch mọc chậm hơn cỏ.
  • Tam giác mạch mọc nhanh hơn cỏ.
  • Tam giác mạch có sức sống mạnh mẽ.

Câu 4: Cây tam giác mạch có gì đẹp?

Nội dung ghi nhớ:

+ Câu 1: Bài đọc nói về mùa đông, ở vùng cao.

+ Câu 2: Các sự vật ở đoạn 2 thay đổi khi mùa đông đến:

  • Lá đào, lá mận: từ trên cành => rụng
  • Dòng suối: chảy => cạn nước
  • Thời tiết: chuyển lạnh: Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh của đá.
  • Thân cây ngải: xanh tươi => khô lại, ngả sang màu nâu đen.

+ Câu 3: Câu văn nói lên tam giác mạch có sức sống mạnh mẽ.

+ Câu 4: Hoa cây tam giác mạch đẹp, trời càng rét thì sắc biếc, sắc hồng càng rực rỡ.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

Em hãy nêu nội dung bài đọc.

Nội dung ghi nhớ:

Miêu tả vẻ đẹp của mùa đông ở vùng núi cao, bày tỏ tình yêu vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên đất nước.

2. Viết

Hoạt động 1: Nghe – viết

Nêu một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ.

Nội dung ghi nhớ:

VD: giấc, chớp, sáng lòa, ì ầm,...; hoặc do ngữ nghĩa: giấc, gian.

Hoạt động 2: Luyện viết chính tả - Phân biệt d/gi

Lấy ví dụ để phân biệt d/gi.

Nội dung ghi nhớ:

VD: giữ lại, nước lại trong dần, xuôi theo dòng nước.

Hoạt động 3: Luyện viết chính tả - Phân biệt iu/iêu, oăn/oăng

Lấy ví dụ phân biệt d/gi; iu/iêu, oăn/oăng.

Nội dung ghi nhớ:

VD:

+ Vần iu/iêu: mát dịu, kì diệu, chim liếu điếu, hót líu lo.

+ Vần oăn/oăng: dài ngoằngngoằn ngoèo, nhanh thoăn thoắt, nói liến thoắng.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Bài "Mùa Đông Vùng Cao" miêu tả điều gì?
A. Cảnh biển vào mùa đông
B. Cảnh núi rừng vào mùa đông
C. Cảnh thành phố khi trời mưa
D. Cảnh đồng bằng vào mùa hè

Câu 2: Vào mùa đông, thời tiết vùng cao thường như thế nào?
A. Nắng nóng
B. Lạnh và có sương mù
C. Mát mẻ và khô ráo
D. Mưa to và bão lớn

Câu 3: Người dân vùng cao thường mặc trang phục gì khi mùa đông đến?
A. Áo len và khăn choàng
B. Áo mưa và quần short
C. Quần áo mỏng nhẹ
D. Đồ bơi

Câu 4: Hình ảnh sương mù trong bài "Mùa Đông Vùng Cao" gợi lên cảm giác gì?
A. Ấm áp và dễ chịu
B. Bí ẩn và lạnh lẽo
C. Sôi động và vui tươi
D. Sáng sủa và khô ráo

Câu 5: Qua bài "Mùa Đông Vùng Cao", tác giả muốn thể hiện điều gì?
A. Cuộc sống tấp nập của thành phố
B. Vẻ đẹp đặc biệt của vùng cao vào mùa đông
C. Sự nguy hiểm của mùa đông
D. Các trò chơi vào mùa đông