Slide bài giảng tiếng Việt 2 chân trời Bài 4: Đọc Hoa mai vàng, Nghe – viết Hoa mai vàng, Phân biệt ao/oa, ch/tr, ich/it

Slide điện tử Bài 4: Đọc Hoa mai vàng, Nghe – viết Hoa mai vàng, Phân biệt ao/oa, ch/tr, ich/it. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU

BÀI 4: HOA MAI VÀNG (Tiết 15 – 20)

TIẾT 1 -  2

KHỞI ĐỘNG

- Giải được các câu đố về một loài hoa em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Đọc
  • Luyện đọc thành tiếng
  • Luyện đọc hiểu
  • Luyện đọc lại
  • Viết
  • Nghe – viết
  • Luyện tập chính tả - Phân biệt ao/oa
  • Luyện tập chính tả - Phân biệt ch/tr, ich/it

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Đọc

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

Em hãy nêu một số từ khó.

Nội dung ghi nhớ:

phô, mượt mà, chùm, uyển chuyển, rập rờn,…

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

Câu 1: Hoa mai và hoa đào có đặc điểm gì giống nhau?

Câu 2: Hoa mai khác hoa đào ở những điểm nào?

Câu 3: Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi hình ảnh.

CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀUBÀI 4: HOA MAI VÀNG (Tiết 15 – 20)TIẾT 1 -  2

Câu 4: Em thích đặc điểm nào ở hoa mai? Vì sao?

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: Hoa mai và hoa đào đều là hai loài hoa có một vẻ đẹp độc đáo và bền bỉ sức sống, lâu tàn, tượng cho ngày Tết, cũng có nưm cánh như hoa đào.

Câu 2: Hoa mai khác hoa đào ở những điểm:

  • Hoa mai tượng trưng, tiêu biểu cho tết ở miền Nam.
  • Cánh hoa mai to hơn hoa đào một chút.
  • Những nụ mai ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai phô vàng.
  • Trổ từng bông thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Cành mai uyển chuyển hơn cành đào.

+ Câu 3:

  • Nụ mai: xanh ngọc bích.
  • Hoa mai: mịn màng như lụa.
  • Cành mai: uyển chuyển.

+ Câu 4: HS trả lời theo sở thích cá nhân.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

Em hãy nêu nội dung bài đọc.

Nội dung ghi nhớ:

Miêu tả vẻ đẹp của hoa mai vàng – loài hoa tiêu biểu cho Tết ở miền Nam.

2. Viết

Hoạt động 1: Nghe – viết

Hãy đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo.

Nội dung ghi nhớ:

VD: xòe, hoa; hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: phô, ngời, mịn màng,...

Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Phân biệt ao/oa

So sánh vần ao và vần oa.

Nội dung ghi nhớ:

+ Giống nhau: đều cđược cấu tạo nên từ 2 âm a và o.

+ Khác nhau: Thứ tự sắp xếp của chữ cái khác nhau, âm khác nhau. Âm ao kết thúc khẩu hình khép lại, âm oa kết thúc khẩu hình mở ra.

VD:

+ Từ ngữ:

  • Ao hồ, ngôi sao, chiều cao,...
  • Hòa bình, khóc òa, sáng lòa,...

+ Đặt câu:

  • Buổi tối, em rất thích ngắm những ngôi sao trên trời.
  • Buổi sáng, mặt trời chiếu qua cửa sổ phòng em sáng lòa.

Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - Phân biệt ch/tr, ich/it

Chọn BT ch/tr hoặc ich/it và đặt câu với từ cho trước.

Nội dung ghi nhớ:

VD:

  • Bác nông dân đang chẻ củi.
  • Chị ấy còn rất trẻ.
  • Những chông gai, thử thách ấy là để chúng ta vượt qua.
  • Em ở nhà trông em giúp mẹ.
  • Trồng cây đem lại lợi ích.
  • Cô ấy ăn rất ít.
  • Kiến tha lâu cũng đầy tổ nói về việc tích tiểu thành đại
  • Bé cười tít mắt.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Hoa mai vàng thường nở vào mùa nào trong năm?
A. Mùa hè
B. Mùa thu
C. Mùa đông
D. Mùa xuân

Câu 2: Hoa mai vàng là biểu tượng cho điều gì trong ngày Tết?
A. Sự no đủ và may mắn
B. Sự vui vẻ và hạnh phúc
C. Sự chia tay và buồn bã
D. Sự lạnh giá

Câu 3: Đặc điểm nổi bật của hoa mai vàng là gì?
A. Màu vàng rực rỡ
B. Cánh hoa màu đỏ
C. Có mùi hương nồng nàn
D. Thân cây có gai

Câu 4: Theo bài học, hoa mai vàng mang lại cảm giác nào cho người nhìn?
A. Lo lắng
B. Bình an và ấm áp
C. Buồn chán
D. Cô đơn

Câu 5: Hoa mai vàng thường được dùng để làm gì trong dịp Tết?
A. Làm thuốc
B. Trang trí nhà cửa
C. Cho gia súc ăn
D. Làm đồ chơi