Slide bài giảng tiếng Việt 2 chân trời Bài 3: Viết chữ hoa K, Từ chỉ đặc điểm, Câu kiểu Ai thế nào?
Slide điện tử Bài 3: Viết chữ hoa K, Từ chỉ đặc điểm, Câu kiểu Ai thế nào?. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐIỂM 5: NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ
BÀI 3: ĐỒ ĐẠC TRONG NHÀ
Tiết 3 – 4
KHỞI ĐỘNG
GV giới trực tiếp vào bài Đồ đạc trong nhà (tiết 3-4).
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Luyện viết chữ K hoa
- Luyện viết câu ứng dụng
- Luyện viết thêm
- Luyện từ
- Luyện câu
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Luyện viết chữ K hoa
Em hãy quan sát chữ K hoa và cho biết độ cao, độ rộng, các nét, quy trình viết chữ K.
Nội dung ghi nhớ:
+ Chữ viết K hoa cỡ vừa: cao 5 li, rộng 5 li.
+ Chữ viết K hoa cỡ nhỏ: cao 2,5 li, rộng 2,5 li.
+ Gồm 3 nét.
- GV viết mẫu lên bảng:
+ Nét 1,2: như chữ I hoa.
+ Nét 3: Đặt bút tại giao điểm đường kẻ ngang 5 và đường kẻ dọc 5, vòng bút viết nét cong bé, đưa bút hơi thẳng xuống quãng giữa của chữ để tạo nét thắt nhỏ ở giữa; tiếp theo viết nét móc ngược phải. Điểm dừng bút là giao điểm giữa đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 6.
2. Luyện viết câu ứng dụng
Em hãy viết câu ứng dụng: Kính thầy yêu bạn vào vở Tập viết.
Nội dung ghi nhớ:
+ Ý nghĩa của câu Kính thầy yêu bạn: Học sinh khi đến trường cần biết kính trọng, lễ phép với thầy cô, thương mến, yêu quý bạn bè. Như vậy mới là một học sinh ngoan.
Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng?
Nội dung ghi nhớ:
Câu ứng dụng có 4 tiếng.
Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa?
Nội dung ghi nhớ:
Trong câu ứng dụng, có chữ Kính phải viết hoa.
3. Luyện viết thêm
Em hãy viết câu sau vào vở Tập viết:
Cái bống là cái bống bang
Khéo sảy khéo sàng cho mẹ nấu cơm
Nội dung ghi nhớ:
Ý nghĩa của câu đồng dao: Sự chăm chỉ, chịu khó, lạc quan, giúp đỡ mẹ làm việc nhà của bạn nhỏ trong bài đồng dao.
4. Luyện từ
Bài tập 3: Tìm từ ngữ chỉ màu sắc, hình dáng trong đoạn văn dưới đây.
Em hãy đặt câu 1-2 từ chỉ màu sắc, hình dáng vừa tìm được.
Nội dung ghi nhớ:
+ Từ ngữ chỉ màu sắc: xanh lá, đỏ thẫm, xanh lơ, vàng tươi.
+ Từ ngữ chỉ hình dáng: tam giác, tròn vuông, chữ nhật.
+ Vàng tươi: Mẹ mua cho em một chiếc áo dài màu vàng tươi thêu hoa cúc để mặc Tết.
+ Tròn: Bé Nhi có hai cái má tròn xoe, phúng phính, nhìn thật đáng yêu.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Từ nào sau đây là từ chỉ màu sắc?
A. Tròn B. Đỏ
C. Cao D. Dài
Câu 2: Từ nào sau đây là từ chỉ hình dáng?
A. Xanh lá B. Vuông
C. Đen D. Vàng
Câu 3: Trong câu “Chiếc váy của em màu xanh da trời rất đẹp”, từ nào là từ chỉ màu sắc?
A. Chiếc B. Đẹp
C. Xanh da trời D. Váy
Câu 4: Từ nào sau đây không phải là từ chỉ màu sắc?
A. Tím B. Tròn
C. Hồng D. Vàng
Câu 5: Trong câu “Ngôi nhà có mái ngói màu đỏ tươi và hình dáng rất đặc biệt”, từ nào là từ chỉ màu sắc?
A. Mái ngói B. Đỏ tươi
C. Đặc biệt D. Ngôi nhà
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | B | C | B | B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy viết 3 câu miêu tả một đồ vật em yêu thích, trong đó có sử dụng ít nhất một từ chỉ màu sắc và một từ chỉ hình dáng.