Slide bài giảng tiếng Việt 2 chân trời Bài 3: Đọc Con đường làng

Slide điện tử Bài 3: Đọc Con đường làng. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN 

BÀI 3: CON ĐƯỜNG LÀNG (Tiết 11 – 14)

TIẾT 1 - 2

KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn về con đường quen thuộc: tên con đường, cảnh đẹp của con đường,…

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Đọc
  • Luyện đọc thành tiếng
  • Luyện đọc hiểu
  • Luyện đọc lại
  • Luyện tập mở rộng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Đọc

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

Nêu một số từ khó.

Nội dung ghi nhớ:

rạp, lững thững, lừng lựng,…

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

Nêu nội dung của bài đọc.

Nội dung ghi nhớ:

Vào mỗi buổi trong ngày, con đường làng đều có vẻ đẹp riêng. Ai đi xa cũng nhớ về con đường mình luôn gắn bó; biết liên hệ bản thân: Yêu quý và giữ gìn vẻ đẹp của con đường thân quen; hoàn thành được các câu nói về con đường em mơ ước.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

+ Câu 1: Vào mỗi buổi trong ngày, con đường làng có gì đẹp?

+ Câu 2: Em thích con đường làng trong bài thơ vào buổi nào nhất? Vì sao?

+ Câu 3: Trong khổ thơ thứ ba, tiếng cuối các dòng thơ nào có vần giống nhau?

+ Câu 4: Câu thơ nào thể hiện tình cảm của tác giả với con đường làng?

Nội dung ghi nhớ:

+ Câu 1: Vào buổi sớm, con đường có sương mơ màng, long lanh trên ngọn cỏ. Vào buổi trưa, con đường có gió thổi thơm. Vào buổi chiều, đứng ở con đường làng có thể nhìn thấy hoàng hôn tím, có đàn trâu về lững thững. Vào buổi tối, trên đường có bóng trăng soi, có bóng của ngọn tre già.

+ Câu 2: HS tự trả lời theo ý kiến cá nhân.

+ Câu 3: Trong khổ thơ thứ ba, tiếng cuối các dòng thơ thứ hai và thứ ba có vần giống nhau, đó là vần ưng.

+ Câu 4: Câu thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con đường làng: Tiếng chim rơi ngọt quá!; Con đường cong nỗi nhớ; Lòng luôn thầm nhắc nhở/ Con đường làng thiết tha.

Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng

GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Con đường mong ước.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Bài "Con Đường Làng" miêu tả điều gì?
A. Một con đường trong thành phố
B. Con đường nhỏ ở làng quê
C. Một con đường núi dốc
D. Con đường ven biển

Câu 2: Con đường làng trong bài có đặc điểm gì nổi bật?
A. Rộng và trải nhựa
B. Hẹp và đầy cây xanh hai bên
C. Có nhiều nhà cao tầng
D. Chỉ có đất trống

Câu 3: Nhân vật chính trong bài thường thấy gì trên con đường làng?
A. Cảnh vật yên bình, cây cỏ và trẻ em vui đùa
B. Xe cộ ồn ào
C. Nhiều cửa hàng
D. Nhiều biển báo giao thông

Câu 4: Con đường làng gợi cho nhân vật chính cảm giác gì?
A. Buồn bã
B. Nhớ nhung và bình yên
C. Sợ hãi
D. Hào hứng như đi du lịch

Câu 5: Bài "Con Đường Làng" giúp chúng ta hiểu thêm về điều gì?
A. Sự ồn ào của thành phố
B. Vẻ đẹp bình dị của làng quê
C. Cuộc sống hiện đại ở thành thị
D. Những cảnh đẹp du lịch