Slide bài giảng tiếng Việt 2 chân trời Bài 2: Mở rộng vốn từ Trái Đất, Nói và đáp lời không đồng ý, lời đề nghị
Slide điện tử Bài 2: Mở rộng vốn từ Trái Đất, Nói và đáp lời không đồng ý, lời đề nghị. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐIỂM 15: BÀI CA TRÁI ĐẤT
BÀI 2: BẠN CÓ BIẾT (Tiết 5 – 10)
TIẾT 3 - 4
KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm 3, mỗi HS tìm các từ ngữ thuộc từng nhóm.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Luyện từ
- Luyện câu
- Sắp xếp các từ cho sẵn thành câu theo những cách khác nhau
- Viết các câu vừa sắp xếp được
- Nói và nghe
- Nói và đáp lời không đồng ý
- Nói và đáp lời đề nghị
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
3. Luyện từ
Em hãy tìm các từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm và hoạt động.
Nội dung ghi nhớ:
+ Chỉ sự vật: hải âu, thuyền buồm, ngọn núi.
+ Chỉ hoạt động: bơi lội, đưa đẩy, chao liệng.
+ Chỉ đặc điểm: nho nhỏ, to lớn, trắng nõn, xanh biếc.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Sắp xếp các từ cho sẵn thành câu theo những cách khác nhau
Sắp xếp các từ cho sẵn thành câu theo những cách khác nhau.
Nội dung ghi nhớ:
+ Đàn hải âu chao liệng rập rờn trên mặt biển.
+ Trên mặt biển, đàn hải âu chao liệng rập rờn.
+ Trên mặt biển rập rờn đàn hải âu chao liệng.
+ ...
Hoạt động 2: Viết các câu vừa sắp xếp được
5. Nói và nghe
Hoạt động 1: Nói và đáp lời không đồng ý
+ Theo em, chúng ta có nên thả bóng bay lên trời không? Vì sao?
+ Khi nào em cần nói lời không đồng ý?
+ Khi nói lời không đồng ý với bạn, cần chú ý điều gì? (giọng điệu, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,...).
+ Khi nghe bạn không đồng ý với ý kiến của mình, em sẽ nói gì?
Nội dung ghi nhớ:
Theo em, chúng ta không nên thả bóng bay lên trời, vì sẽ làm ô nhiễm môi trường./ Theo em, chúng ta vẫn có thể thả bóng bay lên trời vì nó thể hiện ước mơ của mọi người. Chỉ cần tìm cách khắc phụ việc gây ô nhiễm môi trường hay ảnh hưởng đến máy bay và các loài chim trong quá trình di chuyển.
+ Khi không đồng ý, em cần nói lời không đồng ý.
+ Khi nói lời không đồng ý với bạn, em cần chú ý giọng điệu cương quyết, nhưng có thái độ nhẹ nhàng, để bạn cảm thấy được thiện chí mà không cảm thấy bị tổn thương hay đang bị bác bỏ ý kiến.
+ Khi nghe bạn không đồng ý với ý kiến của mình, em sẽ tôn trọng ý kiến của bạn. Nếu cảm thấy có thể thuyết phục bạn, em sẽ nói lời để thuyết phục
Hoạt động 2: Nói và đáp lời đề nghị
Theo em, cần nói lời đề nghị như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
Nên nói lời đề nghị một cách nhẹ nhàng, để làm sao cho người nghe thấy thuyết phục, hiểu được sai lầm của mình mà không cảm thấy tổn thương. Điều đó đòi hỏi lời đề nghị phải có lý lẽ và sự nhân văn.