Slide bài giảng tiếng Việt 2 chân trời Bài 2: Đọc Rừng ngập mặn Cà Mau, Nghe – viết Rừng ngập mặn Cà Mau, Viết hoa tên địa lí, phân biệt r/d/gi, im/iêm
Slide điện tử Bài 2: Đọc Rừng ngập mặn Cà Mau, Nghe – viết Rừng ngập mặn Cà Mau, Viết hoa tên địa lí, phân biệt r/d/gi, im/iêm. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐIỂM 12: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
BÀI 2: RỪNG NGẬP MẶN CÀ MAU (Tiết 5 – 10)
TIẾT 1 - 2
KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, nói với bạn vài điều em biết về rừng (tên khu rừng, các sản vật của rừng, ích lợi của rừng, vẻ đẹp của rừng,...).
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Đọc
- Luyện đọc thành tiếng
- Luyện đọc hiểu
- Luyện đọc lại
- Viết
- Nghe – viết
- Luyện tập chính tả - Viết hoa tên địa lí
- Luyện tập chính tả - Phân biệt r/d/gi, im/iêm
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Em hãy luyện đọc một số từ khó.
Nội dung ghi nhớ:
rừng ngập mặn, đước, sú vẹt, rái cá, ba khía, rạch,...
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
+ Câu 1: Ở Việt Nam, rừng ngập mặn nào lớn nhất?
+ Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ tên gọi một số loài động vật, thực vật trong bài đọc.
+ Câu 3: Nêu các lợi ích của rừng ngập mặn Cà Mau.
+ Câu 4: Theo em, vì sao chúng ta cần bảo vệ rừng?
Nội dung ghi nhớ:
+ Câu 1: Ở Việt Nam, rừng ngập mặn Cà Mau là lớn nhất.
+ Câu 2: Từ ngữ chỉ tên một số loài động vật, thực vật trong bài đọc:
- Động vật: cò, le le, chích bông nâu, sếu, bồ nông, cò thìa, khỉ đuôi dài, chồn, cáo, rái cá, trăn, rắn, cá sấu, ba khía.
- Thực vật: đước, mắm, sú vẹt, dừa nước.
+ Câu 3: Trồng rừng ngập mặn Cà Mau không những cung cấp thức ăn và môi trường sống cho các loài động vật, thực vật mà còn giúp cho con người sinh sống với món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng.
+ Câu 4: HS trả lời theo ý hiểu. VD: Theo em, chúng ta cần bảo vệ rừng, vì rừng lưu giữ được đa dạng sinh học, giúp điều hòa môi trường, và là một nguồn cung cấp quý giá của con người.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Nêu nội dung của bài đọc.
Nội dung ghi nhớ:
Cung cấp thông tin về hệ sinh thái phong phú của rừng ngập mặn Cà Mau – nơi cực Nam của Tổ quốc.
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Em hãy nêu một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ.
Nội dung ghi nhớ:
VD: rừng ngập mặn, rái cá,...; hoặc do ngữ nghĩa, VD: dừa, dừng, di,...
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Viết hoa tên địa lí
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - Phân biệt r/d/gi, im/iêm
Lấy ví dụ phân biệt r/d/gi, im/iêm.
Nội dung ghi nhớ:
+ Chữ r/d/gi: quả/trái dừa, rùa biển, hướng dương, đôi giày.
+ Vần im/iêm: đàn chim, hồng xiêm, đường diềm, con nhím.
…
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Rừng ngập mặn Cà Mau nằm ở đâu?
A. Miền Trung Việt Nam
B. Miền Bắc Việt Nam
C. Miền Nam Việt Nam
D. Miền Tây Bắc Việt Nam
Câu 2: Loài cây đặc trưng nào thường thấy trong rừng ngập mặn Cà Mau?
A. Cây xoài
B. Cây đước
C. Cây cam
D. Cây thông
Câu 3: Rừng ngập mặn có vai trò gì quan trọng đối với thiên nhiên?
A. Làm cảnh đẹp cho du khách
B. Bảo vệ đất khỏi xói mòn và bão lũ
C. Chỉ để lấy gỗ và thực phẩm
D. Không có vai trò gì đặc biệt
Câu 4: Những loài động vật nào thường sinh sống trong rừng ngập mặn?
A. Cá, cua, tôm, chim
B. Hươu, nai, sư tử
C. Cá sấu, báo, voi
D. Sóc, chim, khỉ
Câu 5: Rừng ngập mặn có ý nghĩa gì đối với người dân Cà Mau?
A. Là nguồn cung cấp thức ăn và sinh kế
B. Là nơi để vui chơi
C. Chỉ là nơi để nghỉ ngơi
D. Không có ý nghĩa gì đặc biệt