Slide bài giảng tiếng Việt 2 chân trời Bài 2: Đọc Con suối bản tôi, Nghe – viết Con suối bản tôi, Phân biệt eo/oe, iêu/ ươu, ui/uôi
Slide điện tử Bài 2: Đọc Con suối bản tôi, Nghe – viết Con suối bản tôi, Phân biệt eo/oe, iêu/ ươu, ui/uôi. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN
BÀI 2: CON SUỐI BẢN TỐI (Tiết 5 – 10)
TIẾT 1 - 2
KHỞI ĐỘNG
- GV giới thiệu bài mới: Trong tranh có vẽ một dòng suối chảy qua thác và vực sâu, nước trong xanh. Để tìm hiểu cụ thể về con suối này, chúng ta cùng đi vào bài học: “Con suối bản tôi”.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Đọc
- Đọc thành tiếng
- Luyện đọc hiểu
- Luyện đọc lại
- Viết
- Nghe – Viết
- Luyện tập chính tả - Phân biệt eo/oe
- Luyện tập chính tả - Phân biệt iêu/ươu, ui/uôi
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Đọc
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
Nêu các từ ngữ khó.
Nội dung ghi nhớ:
+ Cá lườn đỏ;
+ Cá lườn xanh;
+ Lấp loáng.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Nêu nội dung của bài đọc?
Nội dung ghi nhớ:
Con suối đã đem lại cho bản vẻ thanh bình, rù phú với bao nhiêu điều hữu ích; biết liên hệ bản thân: Yêu quý, bảo vệ và vẻ đẹp nơi em gắn bó.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Hãy giải thích nghĩa của một số từ khó: xiết, chồm, lững thững, trù phú, lũ, thác, vực.
Nội dung ghi nhớ:
+ Xiết: chảy rất mạnh và nhanh.
+ Chồm: cất cao mình lên và lao mạnh về phía trước.
+ Lững thững: từ gợi tả dáng đi thong thả, chậm rãi từng bước một.
+ Lũ: nước dâng cao ở vùng đầu nguồn, dồn vào dòng sông trong một thời gian tương đối ngắn, do mưa hoặc tuyết tan gây ra.
+ Thác: chỗ dòng sông, dòng suối chảy vượt qua một vách đá cao nằm chắn ngang rồi đổ mạnh xuống.
+ Vực: chỗ nước sâu nhất ở sông, hồ hoặc biển/ chỗ thung lũng sâu trong núi, hai bên có vách dựng đứng.
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Hãy đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai.
Nội dung ghi nhớ:
VD: xiết, chồm, lững thững, nhàn rỗi, dạo, dòng,…
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Phân biệt eo/oe
Tìm từ ngữ chứa tiếng có vần eo hoặc vần oe gọi tên từng sự vật, hoạt động dưới đây:
Nội dung ghi nhớ:
Các tranh lần lượt từ trái sang phải, từ tên xuống dưới:
+ Tranh 1: Bánh xèo.
+ Tranh 2: Múa xòe.
+ Tranh 3: Chèo thuyền.
+ Tranh 4: Đi cà kheo.
+ Tranh 5: Chim chích chòe.
+ Bánh xèo là bánh làm bằng bột gạo tẻ xay ướt, tráng mỏng trên chảo rồi gập đôi lại, trong đó có nhân tôm, thịt, giá đỗ và hành.
+ Múa xòe là tên một điệu múa của dân tộc Thái.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - Phân biệt iêu/ươu, ui/uôi
Phân biệt được eo/oe; iêu/ươu, ui/uôi.
Nội dung ghi nhớ:
+ Vần iêu/ươu: con hươu, đà điểu, ốc bươu.
+ Vần ui/uôi: buồng chuối, dãy núi, ruộng muối.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Bài "Con Suối Bản Tôi" nói về gì?
A. Một dòng sông lớn
B. Một con suối ở bản làng
C. Một khu rừng xanh thẳm
D. Một ngôi nhà trên núi
Câu 2: Con suối trong bài có đặc điểm gì?
A. Nước chảy xiết và ồn ào
B. Nước trong veo và chảy êm đềm
C. Nước đục và bẩn
D. Chỉ có cát và đá
Câu 3: Nhân vật trong bài thường làm gì bên con suối?
A. Chơi đùa và tắm mát
B. Học bài
C. Câu cá
D. Chơi các trò chơi điện tử
Câu 4: Con suối mang lại cảm giác gì cho nhân vật chính?
A. Sợ hãi
B. Buồn bã
C. Thư giãn và vui vẻ
D. Thờ ơ
Câu 5: Bài "Con Suối Bản Tôi" giúp ta cảm nhận được gì?
A. Tình yêu thiên nhiên và sự gắn bó với quê hương
B. Sự xa lạ với thiên nhiên
C. Cuộc sống ở thành phố
D. Những rủi ro của thiên nhiên