Slide bài giảng ngữ văn 8 cánh diều bài 8 Đọc 2: Đánh nhau với cối xay gió
Slide điện tử bài 8 Đọc 2: Đánh nhau với cối xay gió. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 8 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN. ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
CHUẨN BỊ
Câu 1:
- Đọc trước truyện Đánh nhau với cối xay gió, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Mi-ghen đơ Xéc-van-tét (Miguel de Cervantes) và tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote).
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích: (Đọc nội dung giới thiệu trong SGK trang 63)
Gợi ý:
1. Tác giả
Miguel de Cervantes Saavedra (1547 – 1616), sinh ra tại thị trấn gần thủ đô Mađrít (Tây Ban Nha) trong một gia đình quý tộc nhỏ, đã sa sút.
Ông sáng tạo ra kiểu nhân vật lưỡng diện: vừa điên rồ, vừa sáng suốt, dùng tiếng cười và thủ pháp lạ hóa điêu luyện trong việc bóc trần những thói hư, tật xấu của con người và xã hội.
2. Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote).
Truyện Đôn Kihôtê kể về Alonzo Quixano, 50 tuổi, gầy gò và cao lênh khênh, sống ở xứ La Man cha, một người tử tế nhưng thất thế khi về già. Thích đọc truyện hiệp sĩ và bị ám ảnh bởi các cuộc so tài, bởi các thiếu nữ bị người tình bỏ rơi, lại có máu mạo hiểm, Alonzo quyết định mình sẽ làm sống lại tinh thần thượng võ và tính hào hiệp quý tộc bằng cuộc đời một hiệp sĩ lang bạt nhằm chống lại những điều bất công, ngang trái trong xã hội.
CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Hai thầy trò đã phát hiện ra điều gì và nhận định ra sao?
Trả lời rút gọn:
- Hai thầy trò phát hiện có ba, bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng.
- Đôn Ki-hô-tê nhận định đó là những chiếc cối xay gió giữa đồng đó là những gã khổng lồ ghê gớm.
Câu 2: Diễn biến sự việc như thế nào? Hậu quả ra sao?
Trả lời rút gọn:
- Xông vào đánh cối xay gió. Trong trận giao chiến: lấy khiên che kín thân, cầm ngọn giáo, thúc ngựa phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất, đâm giáo vào cánh quạt.
- Kết quả: Giáo gẫy tan tành, người và ngựa lăn ra xa, ngựa: toạc nửa vai.
Câu 3: Hãy hình dung nét mặt, cử chỉ của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô lúc này.
Trả lời rút gọn:
- Xan-chô hoảng hốt, sợ hãi, thúc lừa đến bên Đôn Ki-hô-tê.
- Đôn Ki-hô-tê dù đau đớn nhưng vẫn cố tỏ ra là mình ổn.
Câu 4: Quan điểm của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô về vấn đề bị thương như thế nào?
Trả lời rút gọn:
- Quan điểm của Đôn Ki-hô-tê về vấn đề bị thương: "các hiện sĩ giang hồ bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài".
- Quan điểm của Xan-chô về vấn đề bị thương: "chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngày, trừ phi đến cả giám mã của hiệp sĩ giang hồ cũng bị cấm không được rên rỉ."
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Xác định nội dung chính của mỗi phần trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió. Theo em, cốt truyện trong đoạn trích này là cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Nội dung chính của mỗi phần trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió
- Phần 1: Thầy trò Đôn-ki-hô-tê trước trận chiến đấu
- Phần 2: Hiệp sĩ liều mình tấn công lũ khổng lồ
- Phần 3: Hai thầy trò tiếp tục lên đường
Theo em, cốt truyện trong đoạn trích này là cốt truyện đơn tuyến vì nó chỉ xoay quanh truyện nhân vật Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió; tất cả những con người, sự kiện trong tác phẩm đều liên quan trực tiếp tới nhân vật này.
Câu 2: Nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được tác giả khắc họa như thế nào? Hãy liệt kê những đặc điểm của hai nhân vật này (dáng vẻ bên ngoài, suy nghĩ, sở thích, lời nói và hành động).
Trả lời rút gọn:
| Đôn-ki-hô-tê | Xan- chô Pan- xa |
Xuất thân | Quý tộc nghèo | Nông dân |
Dáng vẻ | Gầy gò, cao lênh khênh | béo lùn |
Trang bị | Một con ngựa còm, mũ, áo, giáp đều bằng sắt đã han rỉ | Một con lừa thấp lè tè, một túi thức ăn, một bầu rượu |
Mục đích | Làm hiệp sĩ, trừ gian tà, cứu người lương thiện | làm giám mã, mong hưởng chiến lợi phẩm để làm giàu |
Tính cách | Dũng cảm | thật thà |
Suy nghĩ | viển vông xa vời thực tế | tỉnh táo, thực dụng |
Câu 3: Vì sao Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió? Xan-chô nhìn nhận về cối xay gió có gì khác với Đôn Ki-hô-tê?
Trả lời rút gọn:
Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió vì:
- Kiên quyết tiêu diệt cái ác, cái xấu
- Dũng cảm, chủ động tấn công địch, không sợ chênh lệch lực lượng
- Quyết chiến thắng kẻ thù cho dù chúng dùng pháp thuật xấu xa.
- Theo gương các hiệp sĩ giang hồ, dù có bị thương.
Xan-chô xác định những thứ Đôn Ki-hô-tê nói đến là cối xay gió trong khi Đôn Ki-hô-tê cho rằng đó là những gã khổng lồ.
Câu 4: Qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, em có nhận xét gì về cách xây dựng hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô của tác giả?
Gợi ý:
Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được nhà văn là cố tình xây dựng với sự tương phản hoàn toàn về mọi mặt. Đặt cạnh nhau, người này sẽ làm cho tính cách của người kia nổi bật.
Câu 5: Theo em, việc Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có những điểm nào tốt và không tốt? Câu chuyện nhằm ca ngợi hay phê phán điều gì?
Trả lời rút gọn:
- Việc Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có những điểm tốt như: có hoài bão, có ước mơ cao cả muốn trừ gian, diệt ác; gan dạ, dũng cảm; sống hết mình với tình yêu. Tuy nhiên, Đôn Ki-hô-tê lại có những điểm không tốt như: sống khắc khổ, cứng nhắc; suy nghĩ và hành động điên rồ, hoang tưởng, xa rời thực tế.
- Câu chuyện nhằm ca ngợi tinh thần xả thân vì chính nghĩa, tình yêu thương, lòng nhân đạo, biết đấu tranh, bảo vệ người lương thiện; đồng thời, phê phán lối sống hoang tưởng, luôn mộng mơ, xa rời thực tế
Câu 6: Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió gợi cho người đọc hai lối sống: mơ mộng và thực dụng. Theo em, nên chọn lối sống nào? Vì sao?
Gợi ý:
Sau khi đọc đoạn trích, tôi tin rằng mỗi người có thể lựa chọn cân bằng giữa lối sống mơ mộng và thực dụng. Không nên quá cực đoan ở một phương diện nào.
Trong cuộc sống, có lúc chúng ta cần có những giây phút mơ mộng, bởi điều đó giúp cuộc sống thêm phần thú vị và ý nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lấn sang quá xa đến mức trở nên hoang tưởng, xa rời khỏi thực tại.
Ngược lại, cần phải biết cách khôn ngoan, tỉnh táo và thực tế. Nhưng cũng không nên quá coi trọng lợi ích cá nhân, mà lơ là những trách nhiệm với cộng đồng. Sự cân bằng giữa mộng mơ và thực tế, giữa tính toán và lòng nhân ái, chính là chìa khóa để sống một cuộc đời ý nghĩa và trọn vẹn