Slide bài giảng ngữ văn 8 cánh diều bài 2 Đọc 3: Đường về quê mẹ
Slide điện tử bài 2 Đọc 3: Đường về quê mẹ. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 8 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN. ĐƯỜNG VỀ QUÊ MẸ
CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Ở các khổ 2, 4: Thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Khổ 2: Miêu tả những hình ảnh quen thuộc trên con đường mẹ dẫn "tôi" về quê.
Khổ 4: Miêu tả cuộc sống nơi thôn quê, với đoàn người thu hoạch nông sản, cánh có trắng bay bà xóm chợ lều đầy lá bàng rơi.
=> Đó đều là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam xưa.
Câu 2: Em hiểu nghĩa của từ ngữ "mang đi" trong dòng 20 là gì?
Trả lời rút gọn:
Em hiểu nghĩa của từ ngữ "mang đi" trong dòng 20 là: thanh xuân người con gái mẹ theo thời gian bị tàn phai.
Câu 3: Xác định thể thơ, vần và nhịp của bài thơ.
Trả lời rút gọn:
Thể thơ | Thất ngôn |
Vần | Khổ thơ bốn câu ba vần, nhà thơ xử dụng vần ân: xuân, gần, thân tạo cho người đọc cảm giác rân rân, gần gần, phân thân, bần thần…như một tiếng chuông ngân dài mãi nỗi phân vân “U tôi” ngày ấy. |
Nhịp thơ | 3/2/2, 2/2/3, 4/3. |
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Bài thơ là lời của ai? Nếu ấn tượng chung của em về tác phẩm?
Trả lời rút gọn:
Bài thơ là của tác giả Đoàn Văn Cừ
Bài thơ đưa người đọc trở về tuổi thơ, một thời nhỏ dại vô tư.
Câu 2: Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ và đặt tên cho từng phần.
Trả lời rút gọn:
+ Khổ 1: không gian và thời gian khi “tôi” về quê.
+ Khổ 2, 4: bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê.
+ Khổ 3, 5: hình ảnh người mẹ trên con đường về quê.
+ Khổ 6: những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn.
Câu 3: Liệt kê các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người được thể hiện trong tác phẩm.
Trả lời rút gọn:
Các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ:
Bài thơ là một bức tranh tả thực, sống động tái hiện lại cảnh làng quê Việt Nam xưa. Nó đẹp một cách bình dị, gần gũi, thân thương. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện nỗi lòng biết ơn quá khứ, biết ơn người mẹ của tác giả.
Chi tiết về thiên nhiên | rặng đề, dòng sông, cồn xanh, bãi mía, xóm chợ, trời xanh, cò trắng. |
Chi tiết về con người | người lao động hăng say làm việc, trang phục, tính cách của người mẹ. |
Câu 4: Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng và tình cảm gì của nhà thơ?
Trả lời rút gọn:
- Tâm trạng: vui mừng, háo hức của nhà thơ mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại.
- Tình cảm: gắn bó của tác giả đối với quê hương, và sự yêu mến, niềm tự hào của người con về vẻ xinh đẹp, đằm thắm của người mẹ.
Câu 5: Em thích nhất hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ? Hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thể hiện chi tiết, hình ảnh đó.
Trả lời rút gọn:
- Em thích nhất hình ảnh người mẹ - một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết.
- Người mẹ hiện lên trước mắt ta với vẻ ngoài đầy tình yêu thương và sự chăm sóc. Bộ tóc dài của mẹ được buộc gọn gàng, làn tóc màu đen óng ả phủ lên vai. Đôi mắt của bà to tròn và sáng ngời, chứa đựng sự hiểu biết và đôi khi còn phản chiếu sự mệt mỏi của cuộc sống.
- Bức tranh tham khảo: