Slide bài giảng ngữ văn 8 cánh diều bài 5 Đọc 2: Nước Đại Việt ta
Slide điện tử bài 5 Đọc 2: Nước Đại Việt ta. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 8 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN. NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Tìm hiểu nghĩa của hai dòng đầu.
Trả lời rút gọn:
Hai câu đầu nêu lên tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo.
=> Tư tưởng "nhân nghĩa" theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.
Câu 2: Vì sao Đại Việt là một nước độc lập?
Trả lời rút gọn:
Đại Việt là một nước độc lập vì:
- Nước ta có chủ quyền lãnh thổ từ thời xa xưa
- Có nền văn hiến, phong tục tập quan lâu đời, riêng biệt mà không dân tộc nào khác có được
- Mỗi triều đại của Đại Việt đều ngang hàng với những triều đại của Trung Quốc như Hán, Tống, Nguyên,...
Câu 3: Phần 2 nhằm chứng minh cho điều gì?
Trả lời rút gọn:
Phần 2 nhằm chứng minh cho việc giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước ta sẽ thất bại và phải trả giá đắt bằng cả tính mạng của mình.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Trong hai dòng đầu của văn bản Nước Đại Việt ta, tác giả đã nêu lên tư tưởng gì? Diễn đạt nội dung của tư tưởng đó bằng 2 – 3 câu văn.
Trả lời rút gọn:
Trong hai câu đầu của văn bản "Nước Đại Việt ta", tác giả đã đề cập đến tư tưởng cốt lõi của việc cai trị đất nước, đó là "yên dân" và "trừ bạo". "Yên dân" đề cập đến việc đảm bảo sự hòa bình và hạnh phúc cho nhân dân. "Trừ bạo" nhấn mạnh việc loại bỏ mọi thế lực bạo động để bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân. Chỉ khi thực hiện thành công những nguyên tắc này, đất nước mới có thể đạt được sự thịnh vượng và phát triển.
Câu 2: Đại cáo bình Ngô được coi là một bản Tuyên ngôn Độc lập. Những nội dung nào trong đoạn trích Nước Đại Việt ta thể hiện điều đó?
Trả lời rút gọn:
- Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục:
- Có nền văn hiến lâu đời, đó là điều không dân tộc nào có
- Có cương vực lãnh thổ riêng biệt
- Phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc
- Lịch sử lâu đời
Câu 3: Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản.
Trả lời rút gọn:
Luận điểm 1: Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là “yên dân” và “trừ bạo”:
Luận điểm 2: Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền: Theo Nguyễn Trãi, những yếu tố căn bản, phát triển một cách hoàn chỉnh, sâu sắc, toàn diện quan niệm về quốc gia, dân tộc là dựa trên các yếu tố lịch sử, văn hóa, độc lập, chủ quyền.
Luận điểm 3: Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc
Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh, phép đối, cách sử dụng câu văn biền ngẫu có trong đoạn trích,...
Trả lời rút gọn:
Phép so sánh, phép đối, cách sử dụng câu văn biền ngẫu trong đoạn trích có tác dụng rất lớn: Làm tăng thêm phần khí thế cho Đại Việt, đặt các triều đại của ta ngang hàng với Trung Quốc, tăng thêm phần thuyết phục và tuyên bố hùng mạnh về việc quyết tâm bảo vệ lãnh thổ cũng như đe dọa gián tiếp quân xâm lược sẽ phải chịu kết cục như Lưu Cung, Triệu Tiết.
Câu 5: Đoạn trích Nước Đại Việt ta giúp em hiểu thêm những gì về Nguyễn Trãi và cách viết văn nghị luận của ông?
Trả lời rút gọn:
Đoạn trích từ "Nước Đại Việt" là một bài văn nghị luận mạnh mẽ và thuyết phục của Nguyễn Trãi. Tác giả đã kết hợp lí lẽ và thực tế để chứng minh quan điểm của mình. Sức thuyết phục của Nguyễn Trãi thể hiện trong tư tưởng nhân nghĩa của ông, trong việc trừng phạt kẻ xâm lược và bạo tàn, nhằm mang lại độc lập cho đất nước và sự hòa bình cho toàn dân. Những chân lí và tuyên bố về chủ quyền và tự do được Nguyễn Trãi khẳng định với sự kiên định và hùng hồn trong mỗi câu chữ. "Nước Đại Việt ta" là một quốc gia có chủ quyền về lãnh thổ, một nền văn hiến lâu đời, với phong tục tập quán và lịch sử riêng, một chế độ nhà nước độc lập và sự bình đẳng ngang hàng với các triều đại Trung Quốc. Do đó, kẻ thù có ý định xâm lược đất nước chắc chắn sẽ gặp thất bại. Thực tế đã chứng minh những thất bại của Lưu Cung, Triệu Tiết và Hàm Tử, Ô Mã, là những ví dụ cụ thể mà Nguyễn Trãi đã sử dụng để chứng minh tính đúng đắn của những lập luận mà ông đã đưa ra.
Câu 6: Dựa vào nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) để Trả lời rút gọn câu hỏi: Nước Đại Việt ta là một quốc gia như thế nào?
Gợi ý:
Qua bài cáo Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi có thể thấy, nước Đại Việt ta là một quốc gia có độc lập, chủ quyền riêng. Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền của một dân tộc lần lượt là: quốc hiệu, nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, nhân tài hào kiệt,... Đại Việt ta có nền văn hiến lâu đời. Nếu bên Trung Quốc có các nước Hán, Đường, Tống, Nguyên thì Đại Việt ta có Triệu, Đinh, Lí, Trần. Mỗi bên cai quản một phương trời. Đại Việt là một quốc gia độc lập không phải chư một nước chư hầu. Tuy mỗi bên có thới kì phát triển và suy yếu khác nhau, nhung hào kiệt đời nào cũng có. Người ta nói "Hào kiệt là nguyên khí quốc gia", mà nguyên khí không mất thì nước còn phát triển. Vì Đại Việt là một quốc gia độc lập, có chủ quyền nên hành xi xâm phạm lãnh thổ của giặc ngoại xâm là sai trái. Nhân dân Đại Việt anh hùng, sẵn sàng đấu tranh và đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc và sự thật là chúng ta đã chiến thắng rất nhiều trận đánh lớn.