Slide bài giảng ngữ văn 8 cánh diều bài 6 Đọc 1: Lão Hạc
Slide điện tử bài 6 Đọc 1: Lão Hạc. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 8 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN. LÃO HẠC
CHUẨN BỊ
Câu 1: Đọc trước truyện ngắn Lão Hạc; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao và một số bài viết xung quanh tác phẩm Lão Hạc.
Gợi ý:
Tác giả Nam Cao (1915/1917 – 1951): tên thật là Trần Hữu Tri. Quê ông ở Lý Nhân, Hà Nam. Ông sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung. Thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau đó được gửi xuống Nam Định học. Sau đó do thể chất yếu nên ông về nhà chữa bệnh rồi cưới vợ.
Quan điểm sáng tác: nghệ thuật vị nhân sinh
CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Đoạn văn "Tôi cũng ngồi lặng lẽ [...] tôi quý năm quyển sách của tôi..." thuật lại những sự kiện liên quan đến nhân vật nào?
Trả lời rút gọn:
Đoạn văn "Tôi cũng ngồi lặng lẽ [...] tôi quý năm quyển sách của tôi..." thuật lại những sự kiện liên quan đến nhân vật ông giáo.
Câu 2: Đoạn văn này giúp em hiểu thêm được gì về hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc?
Trả lời rút gọn:
Đoạn văn giúp em hiểu thêm được gì về hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc:
- Lão Hạc là một con người có cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh.
- Lão nghèo đến mức không thể lấy ra trăm bạc để lấy vợ cho người con trai duy nhất của mình, con trai ông phẫn chí đi đồn điền cao su Nam Kỳ, đi sáu năm rồi vẫn chưa về.
Câu 3: Những lời nói của lão Hạc với "cậu Vàng" thể hiện điều gì?
Trả lời rút gọn:
Những câu nói thể hiện việc lão Hạc rất yêu quý con chó của mình.
Câu 4: Câu nói của lão Hạc "chua chát" ở chỗ nào?
Trả lời rút gọn:
Câu nói của lão Hạc "chua chát" ở chỗ ông nói về kiếp người của mình, về kiếp sống nghèo khổ của mình. Lão rất yêu quý cậu Vàng nhưng vì hoàn cảnh lão buộc phải bán cậu đi.
Câu 5: Qua những việc nhờ ông giáo, nhân vật lão Hạc đã thể hiện được đặc điểm nào?
Trả lời rút gọn:
Lão đến nhờ cậy ông giáo hai việc:
- Trông nom hộ mảnh vườn, khi thằng con trai về sẽ giao lại cho nó.
- Mang hết tiền dành dụm được nhờ ông giáo giữ hộ để khi mình chết thì nhờ ông giáo và bà con lo liệu ma chay cho mình.
=> Qua những việc nhờ ông giáo, nhân vật lão Hạc đã thể hiện tình yêu thương con của một người cha. Lão luôn lo lắng cho tương của con, nghĩ cho cuộc đời con.
Câu 6: Những từ ngữ nào thể hiện sự nhún nhường hết mức của lão Hạc?
Trả lời rút gọn:
Những từ ngữ thể hiện sự nhún nhường hết mức của lão Hạc:
- "cắn rơm căn cỏ"
- "lạy ông giáo"
- Truyện có những nhân vật đáng chú ý: Lão Hạc, ông giáo, cậu Vàng.
Câu 7: Lời tâm sự của nhân vật ông giáo ở đây là nói với ai?
Trả lời rút gọn:
Lời tâm sự của nhân vật ông giáo ở đây là nói với chính mình cũng là cho những người đọc. Câu nói thể hiện quan niệm của tác giả Nam Cao về cách nhìn người, thấu hiểu và đánh giá con người.
Câu 8: Điều gì khiến ông giáo thấy "Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm buồn..."?
Trả lời rút gọn:
Điều khiến ông giáo thấy "Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm buồn..." là: việc ông giáo thấy lão Hạc đi xin bả chó. Ông nghĩ lão Hạc đã sa đọa không còn giữ được bản thân và điều này khiến ông rất buồn.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10 – 15 dòng.
Gợi ý:
Lão Hạc, một người nông dân giản dị và tốt bụng, đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ông đã mất vợ và có một đứa con trai, nhưng do hoàn cảnh gia đình quá nghèo khó, con trai ông buộc phải đăng ký đi làm trong đồn cao su. Lão Hạc sống một mình, trong cô đơn và đói khổ, chỉ có một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn đồng hành. Sau một thời gian dài bị ốm đau, lão không còn đủ sức để làm việc thuê như trước. Đối mặt với tình thế khốn khó, ông đến bước đường cùng và phải đưa ra một quyết định cay đắng - bán cậu Vàng. Sau khi bán chú chó, lão dùng số tiền thu được cùng mảnh đất vườn để gửi cho ông giáo, một người trí thức nghèo, người thường đến thăm lão. Trước đó, lão đã nói dối Binh Tư, một tên trộm chó, rằng cậu Vàng bị bệnh và ông cần mượn chó để bắt con chó hoặc vào vườn. Nhưng thực tế, lão muốn sử dụng cơ hội đó để kết thúc cuộc đời của mình. Sau đó, Lão Hạc qua đời trong đau đớn và sự quằn quại, không ai hiểu rõ nguyên nhân lão đã qua đời ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.
Câu 2: Truyện có những nhân vật nào đáng chú ý? Phần 1 và 2 (in chữ nhỏ) mở đầu văn bản có vai trò như thế nào đối với phần sau của truyện?
Trả lời rút gọn:
- Phần 1 và 2 (in chữ nhỏ) mở đầu văn bản có vai trò dẫn dắt, giới thiệu và kết nối đối với phần sau của truyện, giúp người đọc hiểu rõ hơn về câu chuyện và nội dung ở các phần sau của văn bản.
Câu 3: Phân tích nhân vật lão Hạc:
a) Hoàn cảnh lão Hạc trong truyện có gì đặc biệt? Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ai?
b) Phân tích diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó vàng. Theo em, nguyên nhân nào khiến lão Hạc có hành động và tâm trạng như vậy?
c) Trước khi chết, lão Hạc đã chuẩn bị những gì? Tìm các chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc. Từ các chi tiết đó, em có suy nghĩ như thế nào về nhân vật này?
Trả lời rút gọn:
a. Hoàn cảnh lão Hạc trong truyện có gì đáng chú ý? Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của những ai?
Hoàn cảnh của lão Hạc: Vợ mất sớm, một mình nuôi con khôn lớn. Ông không có tiền cho con trai cưới vợ, người con trai bỏ đi đồn điền cao su, bỏ lại lão sống một mình cùng với con chó tên Cậu Vàng. Sau một trận ốm, khi đã quá túng quẫn lão quyết định bán cậu Vàng - kỉ vật mà anh con trai để lại.
- Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ông giáo.
b. Phân tích diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó. Theo em, nguyên nhân nào khiến lão Hạc có hành động và tâm trạng như vậy?
- Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó:
- Lão dằn vặt đau đớn đến tận cùng.
- Lão đã ăn năn, dằn vặt, day dứt vì mình đã "lừa một con chó".
- Lão khóc trong đau đớn vì không thể tha thứ cho bản thân mình.
- Sau đó, lão tự an ủi bản thân vì đã "hóa kiếp cho nó".
Theo em, nguyên nhân khiến lão Hạc có hành động như vậy là do tình cảnh quá nghèo khó, lão bị dồn vào đến bước đường cùng, không còn sự lựa chọn nào khác.
c. Từ một số chi tiết về lão Hạc ở nửa sau tác phẩm (những điều lão Hạc nhờ cậy ông giáo, việc lão Hạc tìm đến cái chết), em có nhận xét gì về nhân vật này?
Lão không chấp nhận việc làm bất lương, không nhận sự giúp đỡ. Lão Hạc cũng là một người rất coi trọng nhân phẩm, danh dự. Ông coi trọng nó hơn cả mạng sống của mình.
Câu 4: Em có nhận xét gì về nhân vật ông giáo (hoàn cảnh, suy nghĩ, thái độ, tình cảm dành cho lão Hạc,...)? Chỉ ra vai trò của nhân vật này trong văn bản.
Trả lời rút gọn:
Ông giáo là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
Nhân vật ông giáo vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện, vừa làm người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính.
Câu 5: Theo em, với truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm những điều gì khi viết về người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945?
Trả lời rút gọn:
Theo em, khi viết về người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm:
- Sự thấu hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước cách mạng.
- Đề cao vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân.
- Nêu nên sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.
Câu 6: Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc. Trong đó, em ấn tượng nhất với yếu tố nào? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
- Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
- Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.
Trong các yếu tố nghệ thuật nêu trên, em ấn tượng với nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. Nhà văn Nam Cao đã thành công trong việc xây dựng, khắc họa tâm lí nhân vật. Đồng thời, qua những nhân vật đó, chúng ta thấy được cuộc sống của những người dân thời xưa.
Câu 7: Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
* Một số đoạn mang tính triết lí:
- “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương không bao giờ ta thương”.
- “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của minh để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.”
* Đoạn văn khiến em thích nhất là đoạn “Chao ôi!... là những người đáng thương không bao giờ ta thương.” vì đoạn văn đã cho ta thấy bài học bài học trong cách đánh giá người khác: Bản tính tốt của con người nhiều khi đang bị những biểu hiện tiêu cực che lấp đi; do vậy, chúng ta phải cố gắng tìm hiểu, đặt bản thân vào hoàn cảnh của họ để có thể thông cảm, chia sẻ và yêu thương họ. Đoạn văn trên đã góp phần làm nên một nét đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc (trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người và đó cũng là một đặc trưng khá nổi bật trong những sáng tác của Nam Cao (tác phẩm thường có tính triết lí sâu sắc)