Slide bài giảng ngữ văn 8 cánh diều bài 3 Tự đánh giá: Vì sao chim bồ câu không lạc đường?

Slide điện tử bài 3 Tự đánh giá: Vì sao chim bồ câu không lạc đường?. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 8 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

TỰ ĐÁNH GIÁ

 

Câu 1: Mục đích chính của văn bản trên là gì?

A. Giải thích hiện tượng chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt

B. Giới thiệu về hiện tượng chim bồ câu ngày xưa có trí thông minh tuyệt vời

C. Thuyết minh cách thức đưa thư ngày xưa bằng việc sử dụng chim bồ câu

D. Giới thiệu về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho về chim bồ câu

Trả lời rút gọn:

A. Giải thích hiện tượng chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt

Câu 2: Câu văn nào sau đây nêu lên vấn đề chính được giải thích trong văn bản?

A. Chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt...

B. Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

C. Dù bị đưa tới một nơi rất xa xôi, chúng vẫn có thể tự tìm đường về nhà.

D. Vì sao bồ câu lại sở hữu khả năng tuyệt diệu này?

Trả lời rút gọn:

C. Dù bị đưa tới một nơi rất xa xôi, chúng vẫn có thể tự tìm đường về nhà.

Câu 3: Câu văn nào giải thích khái quát về trí nhớ tuyệt vời của bồ câu?

A. Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

B. Mấu chốt của khả năng tìm được đường về nhà là trong não bộ của bồ câu có một hệ thống chỉ đường tinh vi.

C. Nhưng vào ngày trời râm không có Mặt Trời hoặc buổi tối, chúng chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất.

D. Các nhà khoa học ở Đại học O-xphớt phát hiện ra rằng thông qua đường bay, bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về.

 Trả lời rút gọn:

B. Mấu chốt của khả năng tìm được đường về nhà là trong não bộ của bồ câu có một hệ thống chỉ đường tinh vi.

Câu 4: Đoạn văn “Ban ngày, bồ câu chủ yếu [...] về tổ ở một cự li xa.” được trình bày theo cách nào?

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song song

D. Phối hợp

 Trả lời rút gọn:

C. Song song

Câu 5: Nhận xét nào khái quát được cách tìm đường về nhà của chim bồ câu?

A. Bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về.

B. Bồ câu có thể dựa vào nhiều cách để tìm được đường về nhà.

C. Bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

D. Bồ câu chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất để trở về nhà.

Trả lời rút gọn:

B. Bồ câu có thể dựa vào nhiều cách để tìm được đường về nhà.

Câu 6: Vì sao văn bản trên được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?

Trả lời rút gọn:

Vì văn bản Trả lời rút gọn được câu hỏi "Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?" bằng những thông tin có cơ sở khoa học.

Câu 7: Hiện tượng mà văn bản nói tới có gì đặc sắc cần giải thích?

Trả lời rút gọn:

Hiện tượng mà văn bản nói tới là khả năng tuyệt diệu của một loài động vật mà cụ thể là chim bồ câu. 

Câu 8: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

Trả lời rút gọn:

Văn bản gồm 3 phần chính: 

Phần 1 (từ đầu đến …khả năng tuyệt diệu này?)giới thiệu khái quát về khả năng của loài bồ câu
Phần 2 (tiếp đến …một cự li xa)các khả năng xác định được về nhà của bồ câu.
Phần 3 (phần còn lại)phát hiện mới lạ của các nhà khoa học Ốc-xpho về bồ câu.

Câu 9: Em biết thêm được điều gì từ văn bản giải thích nêu trên?

Trả lời rút gọn:

Thông quan văn bản, em biết thêm được những kiến thức về các khả năng xác định đường bay của loài bồ câu.

Câu 10: Viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu những điều em thích về chim bồ câu.

Gợi ý:

Bồ câu, một loài chim đáng yêu và được lòng nhiều người yêu mến, sở hữu ngoại hình đặc biệt. Chiếc cổ dài và đầu hình thoi của chúng có khả năng xoay chuyển linh hoạt theo nhiều góc độ khác nhau. Thân hình hình thoi của bồ câu được bao phủ bởi lớp lông vũ mỏng ôm sát cơ thể. Màu sắc lông của bồ câu không đồng nhất, phổ biến với các gam màu như đen, trắng, nâu và xanh nhạt. Đặc biệt, một số loài bồ câu có lớp lông độc đáo, làm tăng thêm sự độc đáo và sắc nét cho chúng. Mỗi chú bồ câu đều có vẻ đẹp riêng, sự thu hút riêng, và điều này chính là điểm khiến cho nhiều người yêu thích chúng.