Slide bài giảng ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Đọc 1: Mời trầu

Slide điện tử bài 7 Đọc 1: Mời trầu. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 8 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN. MỜI TRẦU

 

CHUẨN BỊ

Câu 1:

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Đọc trước văn bản Mời trầu và tìm hiểu, ghi chép lại những thông tin về nhà thơ Hồ Xuân Hương. Mời trầu là một trong hơn 50 bài thơ Nôm được truyền tụng của Hồ Xuân Hương. Thơ của bà thường gắn với các lễ hội, các phong tục tập quán, thể hiện khát vọng về hạnh phúc, tình yêu, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ. Nhà thơ đã đưa vào thơ Nôm Đường luật những hình ảnh sống động, tận dụng các phép đối, sử dụng từ ngữ, hình ảnh độc đáo, táo bạo, làm thay đổi kết cấu nghệ thuật của thể thơ Đường luật và phá vỡ nhiều quy định trong thơ ca trung đại.

Gợi ý:

- Tiểu sử 

+ Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất.

+ Theo các tài liệu lưu truyền quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.

+ Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề làm lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.

+ Hồ Xuân Hương xinh đẹp, thông minh đi niều nơi, giao thiệp với rộng (quen biết nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Du).

+ Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.

- Sự nghiệp văn học

 

TÁC PHẨM CHÍNH

+ Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.

+ Theo giới nghiên cứu hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ tương truyền là của Hồ Xuân Hương.

+ Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm.

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT

+ Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

+ Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ

→ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Xác định thể loại, bố cục và chủ đề của bài thơ Mời trầu.

Trả lời rút gọn:

  • Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

  • Chia bài thơ thành 4 phần tương ứng với bốn câu lần lượt là: Khởi, thừa, chuyển, hợp.

  • Chủ đề: Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại

Câu 2: Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt? Nội dung phong tục ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm này?

Trả lời rút gọn:

  • Bài thơ gắn với phong tục: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

  • Nội dung phong tục ấy được thể hiện qua hai câu thơ đầu của bài thơ. Hai câu thơ là lời mời trầu đầy hóm hỉnh:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,

Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.

Miếng trầu “Mới quệt rồi” là miếng trầu tươi ngon dùng để biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách. 

Câu 3: Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương:

a. Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ.

b. Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương. Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả?

Trả lời rút gọn:

a. Ở bài Mời trầu có câu thành ngữ "xanh như lá và bạc như vôi": thầm nhắc khẽ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Thi sĩ Xuân Hương như đang ngầm răn đe người khách đang mời trầu: đừng bội tình bạc nghĩa. 

b. Từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương:

"Này của Xuân Hương mới quệt rồi."

- Chữ “này” biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách. 

- Cụm từ “Mới quệt rồi” vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách của cô gái. 

Câu 4: Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc. Theo em, đó là những cảm xúc gì? Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Trả lời rút gọn:

- Đầu tiên là những cảm xúc chân thật, khiêm nhường: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”.

- Nhưng cũng rất cá tính, rõ ràng: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Câu thơ vừa khẳng định, tự tin vừa có chút nhí nhảnh xen lẫn trào lộng. Mời trầu không phải là một bài thơ trào phúng nhưng có ý vị trào phúng với sắc thái chua cay (người con gái đã thể hiện khát vọng, gửi gắm tình yêu qua miếng trầu mời nhưng rất có thể sẽ chỉ nhận được tình cảm lạnh lùng, hờ hững, thậm chí là bạc bẽo của chàng trai).

- Vừa hi vọng, nghiêm túc: “Có phải duyên nhau thì thắm lại”, nhưng lập tức lại thâm trầm và phảng phất nỗi buồn sâu xa, xen lẫn sự trách móc, ngờ vực: “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. 

Câu 5: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm. Nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ này bằng một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng).

Gợi ý:

Bài thơ "Mời Trầu" của Hồ Xuân Hương là một tác phẩm văn học xuất sắc, được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích. Với chỉ 4 câu thơ, bài thơ đã bộc lộ sâu sắc tâm tư, tiếng nói bênh vực số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Bài thơ thể hiện ý thức cá nhân và tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ, bất chấp những hủ tục và định kiến u ám của thời đại. Qua đó, bài thơ trân trọng những giá trị và ước mơ của người phụ nữ trước cuộc đời

Câu 6: Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hưng với bài ca dao sau:

Miếng trầu ăn kết làm đôi

Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng

Trầu xanh cau trắng cay nồng

Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.

Trả lời rút gọn:

 

Mời trầu

Ca dao

Giống

Đề tài: Đều nói về tình yêu đôi lứa

Khác

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Thể thơ lục bát

 

Thái độ: bày tỏ thái độ không đồng tình trước sự bội bạc, bạc bẽo

Thái độ: vui mừng trước tình yêu đôi lứa