Slide bài giảng Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập cuối học kì II và hệ thống hoá về văn học Việt Nam
Slide điện tử Ôn tập cuối học kì II và hệ thống hoá về văn học Việt Nam. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 12 Chân trời sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II VÀ HỆ THỐNG HÓA VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
Câu 1: Xác định yếu tố tượng trung hoặc siêu thực trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), ý nghĩa và vai trò của yếu tố đó trong việc thể hiện chủ đề, cảm hứng, của đoạn thơ.
Bài làm rút gọn:
- Yếu tố tượng trưng: “Đàn ghi ta của Lor - ca”- biểu tượng cho cuộc đời phẩm cách và số phận bi tráng của Lor-ca - người nghệ sĩ.
=> Nhằm truyền tải những cảm xúc, suy tư, tình cảm một cách ẩn ý, không trực tiếp qua những hình ảnh mang tính trừu tượng.
- Cái chết của Lor-ca là một hình ảnh siêu thực, là một sự mất mát lớn trong hội thuật đương đại Tây Ban Nha.
=> Ý nghĩa, vai trò: Thể hiện tâm trạng của chủ thể trữ tình, làm tăng sức gợi cho bài thơ, góp phần thể hiện nội dung thơ một cách hiệu quả, đầy sáng tạo mới mẻ.
Câu 2. Chỉ ra một số đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại thể hiện qua một trong các văn bản sau:
Hai quan niệm về gia đình và xã hội (trích Số đỏ, Vũ Trọng Phụng)
Ở Va-van (trích Hội chợ phù hoa, Uy-li-am Thác-cơ-rây)
Ngày 30 Tết (trích Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
Bài làm rút gọn:
Đặc điểm :
+ Tính văn xuôi.
+ Nghệ thuật kể chuyện với các điểm nhìn trần thuật khác nhau.
+ Tính hư cấu.
+ Tính phản ánh toàn vẹn đời sống.
+ Ẩn chứa những vấn đề nhức nhối của xã hội
Câu 3: Mỗi văn bản dưới đây được sáng tác theo phong cách của trường phái văn học nào? Dựa vào đâu để bạn xác định như vậy?
a. Hai quan niệm về gia đình và xã hội (trích Sổ đỏ, Vũ Trọng Phụng)
b. Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân)
Bài làm rút gọn:
Phong cách trường phái hiện thực phê phán.
Dựa vào nội dung, ý nghĩa, giá trị tác phẩm.
Phong cách trường phái chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
Dựa vào nội dung, ý nghĩa, giá trị tác phẩm.
Câu 4. Tóm lược một số nội dung/ thông tin trong phần giới thiệu về tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh mà theo bạn là cần lưu ý khi đọc tác phẩm của Người.
Bài làm rút gọn:
+ Con người, cuộc đời
+ Quan niệm sáng tác
+ Hoàn cảnh sáng tác
+ Sự nghiệp văn chương và cách mạng
Câu 5. Nêu một số nét đặc sắc về nghệ thuật nghị luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Chỉ ra một số điểm tương đồng vẻ tư tưởng giữa tác phẩm này với các tác phẩm Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt) và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
Bài làm rút gọn:
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
+ Luận điểm rõ ràng
+ Lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, logic, thuyết phục
+ Ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm
Điểm tương đồng về tư tưởng:
+ Đều thể hiện tư tưởng chính nghĩa.
+ Khẳng định chủ quyền, quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
+ Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào.
+ Tố cáo tội ác của giặc, vạch trần bộ mặt gian xảo của chúng đồng thời ca ngợi, tôn vinh con người Việt Nam.
Câu 6. Vì sao việc xử lí thông tin, sử dụng tài liệu trong văn bản thông tin lại được xem là quan trọng? Khi đọc một văn bản thông tin về một vấn để tự nhiên hoặc xã hội, bạn có thể căn cứ vào đâu để nhận biết, đánh giá:
a. Tài liệu sơ cấp, tài liệu thứ cấp?
b. Tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong văn bản?
Bài làm rút gọn:
Vì sẽ giúp cho người sử dụng dữ liệu này xác định được nguyên nhân vấn đề và từ đó tìm được hướng giải quyết. Việc xử lí thông tin còn giúp cho việc nhìn nhận vấn đề được bao quát, toàn diện và thực tế thông qua số liệu, nội dung…được xử lí.
Khi đọc một văn bản thông tin về một vấn để tự nhiên hoặc xã hội, có thể căn cứ vào tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong văn bản để nhận biết, đánh giá.
Câu 7. Để giữ gìn và phát triển tiếng Việt, trong giao tiếp, chúng ta cần lưu ý những gì?
Bài làm rút gọn:
+ Chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ trong sáng, chính xác, phù hợp, diễn đạt hiệu quả.
+ Dùng ngôn ngữ giao tiếp một cách sáng tạo, chừng mực.
+ Ngôn ngữ mang yếu tố biểu đạt cao, dễ hiểu.
+…
Câu 8. Lấy ví dụ và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa.
Bài làm rút gọn:
Ví dụ: Công chúng luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi.
(Vũ trọng Phụng, Số đỏ)
- Biện pháp tu từ nói mỉa: “mặt rồng”; “vị thiên tử”.
=> Tác dụng của biện pháp tu từ: Nhấn mạnh sự tức giận của đức vua Xiêm, một người quyền cao chức trọng giống như một con rồng, một vị thiên tử. Đồng thời phê phán việc lạm quyền của nhà vua.
Câu 9. Phân tích tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...) trong văn bản thông tin.
Bài làm rút gọn:
-Tác dụng:
+ Giúp biến những thông tin phức tạp trở nên đơn giản, trực quan, gần gũi với đời sống và dễ hình dung.
+ Thể hiện, cung cấp thông tin ngắn gọn, dễ hiểu. Các kí hiệu, hình tượng, giúp người đọc khai thác nội dung cần thiết một cách nhanh chóng và dễ nhớ.
+ Tổ chức thông tin theo một trình tự logic hợp lí, liên kết các phần.
Câu 10: Nêu một số lưu ý khi viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề xã hội. Chỉ ra một số điểm khác biệt về bố cục giữa kiểu bài này với kiểu bài viết báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội.
Bài làm rút gọn:
+ Trình bày đầy đủ, thuyết phục các kết quả nghiên cứu thu nhận được.
+ Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
+ Sử dụng ngôn ngữ chính xác, khách quan.
+ Sử dụng phù hợp các trích dẫn, cước chú, các phương tiện hỗ trợ như: hình ảnh, bảng biểu, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...
+ Bố cục văn bản báo cáo gồm các phần, mục: Mở đầu, nội dung chính, kết luận.
Câu 11: Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa hai kiểu bài: viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ và viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội.
Bài làm rút gọn:
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ:
+ Mục đích
+ Nội dung: Các vấn đề được bàn luận liên quan đến tuổi trẻ
+ Đối tượng: Những người trẻ tuổi
Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội:
+ Mục đích
+ Nội dung: Các vấn đề trong bài phát biểu liên quan đến hoạt động xã hội
+ Đối tượng: Tất cả mọi người.
Câu 12: So sánh, chỉ ra một số điểm khác biệt giữa hai kiểu bài thuyết trình:
- Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án.
- Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.
Bài làm rút gọn:
* Kiểu bài trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án:
Báo cáo kết quả dự án gồm 4 nội dung:
+ Mục tiêu dự án
+ Nội dung của dự án
+ Kết quả của dự án
+ Tự đánh giá và kiến nghị
Nội dung chính là phần kết quả của dự án.
Báo cáo kết quả của dự án được thực hiện qua các đề mục: số lượng tài liệu, nội dung của sản phẩm, minh họa cụ thể, tự đánh giá sản phẩm
Việc đưa vào báo cáo những hình ảnh và thuyết trình hình ảnh nhằm mục đích: khiến cho báo cáo trở nên trực quan, rõ ràng và sinh động hơn.
* Kiểu bài thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước:
Báo cáo gồm 3 phần:
+ Mở đầu
+ Nội dung chính
+ Kết thúc
Ở phần nội dung đặt vấn đề, mục tiêu và chỉ ra những thách thức, cơ hội, nêu hướng giải quyết.
Câu 13: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, sau đó chuyển dàn ý bài viết đó thành dàn ý bài nói.
Bài làm rút gọn:
a, Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b, Thân bài:
Thực trạng
Tệ nạn xã hội diễn ra phức tạp ở hầu hết các địa phương và rộng rãi trên cả nước.
Số người rơi vào tệ nạn xã hội ngày càng tăng, lứa tuổi chủ yếu là các bạn thanh niên đang trong độ tuổi lao động.
Nguyên nhân
Chủ quan: do tính hiếu thắng muốn chứng minh bản thân mình, do ý thức của con người còn kém, hiểu biết hạn hẹp không biết hết được tác hại của những tệ nạn;
Khách quan: do bị người khác tiêm nhiễm vào đầu và làm quan trọng hóa, thần tượng hóa những tệ nạn khiến nó trở nên tốt đẹp, do môi trường xung quanh nhiều người mắc vào tệ nạn và do không được dạy dỗ chi tiết về những tệ nạn đó,…
Hậu quả
Tốn kém về của cải vật chất, dẫn đến tha hóa về đạo đức vì những hành vi: trộm cắp, cướp giật, thậm chí là giết người.
Gây thiệt hại về sức khỏe: người sử dụng chất gây nghiện sức khỏe nhanh giảm sút thậm chí là chết người.
Khiến con người lệ thuộc vào tệ nạn đó (ma túy).
Gây mất trật tự và làm giảm lối sống văn hóa tại địa phương nơi có tệ nạn xã hội.
Giải pháp
Bản thân mỗi người cần nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội, tránh xa những tệ nạn đó và giữ cho bản thân mình một lối sống trong sạch.
Địa phương cần tuyên truyền, dạy dỗ người dân về những tai hại của tệ nạn đồng thời đưa ra các giải pháp để làm giảm tệ nạn cũng như ngăn chặn chúng và xử lí nghiêm những hành vi tệ nạn xã hội.
c, Kết bài:
Khái quát lại tác hại của tệ nạn xã hội đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
* Dàn ý bài nói:
Tương tự bài viết tuy nhiên cần bổ sung lời mở đầu và dẫn dắt vấn đề và lời cảm ơn
HỆ THỐNG HÓA VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Câu 1: Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính nào? Nêu tên tác phẩm tiêu biểu cho mỗi thể loại đó.
Bài làm rút gọn:
Văn học dân gian Việt Nam gồm các thể loại chính:
Tên thể loại chính
| Tác phẩm tiêu biểu |
Thần thoại
| VD: Trần Trụ trời, Lạc Long Quân – Âu Cơ… |
Truyền thuyết
| VD: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ; Thánh Gióng…. |
Sử thi
| VD: Sử thi Đăm Săn (dân tộc Êđê), Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường)… |
Truyện cổ tích
| VD: Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau… |
Truyện ngụ ngôn
| VD: Con hổ, con trâu và người đi cày, Cáo mượn oai hùm, Rùa và thỏ… |
Truyện thơ
| VD: Phạm Công – Cúc Hoa ; Tống Trân – Cúc Hoa ; Tiễn dặn người yêu…. |
Câu 2: Kẻ bảng vào vở và xếp các tác phẩm – tác giả nêu phía dưới vào ô phù hợp trong bảng:
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Giai đoạn | Tác phẩm – tác giả |
Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV |
|
Từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII |
|
Từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX |
|
Nửa cuối thế kỉ XIX |
|
Một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Thánh Tông di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Chinh phụ ngâm (nguyên văn chữ Hán: Đặng Trần Côn; bản diễn Nôm song thất lục bát: Phan Huy Ích), Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ), Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến), Thương vợ (Trần Tế Xương), Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh).
Bài làm rút gọn:
Giai đoạn | Tác phẩm – tác giả |
Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV | Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
|
Từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII | Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Thánh Tông di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)
|
Từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX | Truyện Kiều (Nguyễn Du), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (nguyên văn chữ Hán: Đặng Trần Côn; bản diễn Nôm song thất lục bát: Phan Huy Ích), Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ),
|
Nửa cuối thế kỉ XIX | Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến), Thương vợ (Trần Tế Xương), Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh).
|
Câu 3: Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
Bài làm rút gọn:
1. Văn học chữ Hán.
- Xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi.
- Thể loại phong phú gồm chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật...
- Ở loại hình nào, văn học chữ Hán cũng có những thành tựu nghệ thuật to lớn.
2. Văn học chữ Nôm.
- Ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (khoảng cuối thế kỉ XIII), tồn tại, phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.
- Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, rất ít văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc (viết theo thể song thất lục bát), truyện thơ (lục bát), hát nói (viết theo thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc), hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được Việt hóa như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.
- Văn học chữ Nôm có những thành tựu lớn ở tất cả các thể loại kể trên.
- Ở văn học trung đại, hai thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm cùng phát triển, bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển của văn học dân tộc.
Câu 4: Kẻ bảng sau vào vở và ghi tên ít nhất 5 tác phẩm (kèm tên tác giả) đã học thuộc văn học hiện đại Việt Nam vào ô phù hợp trong bảng (có thể chọn tác phẩm từ lớp 6 đến lớp 12)
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Thời kì | Tác phẩm truyện/thơ/kịch/văn nghị luận |
Từ đầu thế kỉ XX đến hết Cách mạng tháng Tám năm 1945
|
|
Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay |
Bài làm rút gọn:
Thời kì | Tác phẩm truyện/thơ/kịch/văn nghị luận |
Từ đầu thế kỉ XX đến hết Cách mạng tháng Tám năm 1945
| Thơ thơ (Xuân Diệu), Điêu tàn (Chế Lan Viên), Tuyên ngôn độc lập, Việc làng (Ngô Tất Tố), Chí Phèo (Nam Cao), Kĩ nghệ lấy Tây (Vũ Trọng Phụng), Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh),…
|
Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay | Làng (Kim Lân), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Tây Tiến (Quang Dũng), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh), Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng),…
|
Câu 5: Tìm hiểu về nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo trong văn học hiện đại Việt Nam. Phân tích biểu hiện của nội dung yêu nước hoặc nhân đạo qua một/một số tác phẩm đã học.
Bài làm rút gọn:
Nội dung yêu nước:
Văn học hiện đại Việt Nam chuyển tiếp và phát triển mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước trong các sáng tác. Văn học ở những thời kì từ đầu thế kỉ XX đến 1975 đã nêu lên quan niệm mới về đất nước, con người và tình yêu tổ quốc. Trước đó ở thời kì văn học trung đại, các nhà Nho yêu nước và cả nhân dân sống trong điều kiện ý thức hệ phong kiến thống trị không thể nào quan niệm có nước lại không có vua. Nước là của vua, yêu nước tất phải yêu vua, yêu vua là yêu nước. Tuy nhiên, sang đến thời kì văn học hiện đại, sự thiết lập chế độ xã hội, chính trị mới cũng dẫn đến thay đổi trạng thái ý thức xã hội. Quan niệm của các tác giả văn thơ cách mạng về quốc gia đã khác trước. Nước không còn là của vua, vua và nước không còn là một. Vấn đề yêu nước ở văn học đầu thế kỉ XX gắn liền với vấn đề cách mạng, chống giặc ngoại xâm. Yêu nước trong văn học hiện đại gắn liền với vấn đề dân chủ. Yêu nước của tác giả đã đi đến khẳng định quyền làm chủ của người dân trong xã hội. Đồng thời cũng khẳng định vai trò của người dân trong sự nghiệp cứu nước.
Nội dung yêu nước tiếp tục được thể hiện ở các giai đoạn sau này trong các sáng tác văn học hiện đại. Yêu nước ở giai đoạn sau 1975 còn được thể hiện trong tình yêu đôi lứa, yêu quê hương, làng xóm, yêu những điều giản dị nhất.
Nội dung nhân đạo:
Từ thời kì văn học Trung đại đến thời kì chuyển giao văn học hiện đại và sau này, nội dung nhân đạo vẫn luôn được thể hiện trong các sáng tác văn học. Nội dung nhân đạo được biểu hiện qua việc thể hiện tình yêu thương sâu sắc giữa người với người, qua sự cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu được tác giả miêu tả, thể hiện qua những sáng tác văn học. Điều này được thể hiện ở việc thương cảm trước những bi kịch cuộc sống con người và đồng cảm với khát vọng của họ. Khẳng định mạnh mẽ quyền sống và quyền tự do, đồng thời ngợi ca những giá trị tốt đẹp của con người. Hơn hết còn là việc dùng ngòi bút để lên án, tố cáo thế lực tàn bạo, lộng quyền chà đạp lên con người; phê phán sự tha hóa vì đồng tiền. Đề cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc và bảo vệ quyền hạnh phúc, ước mơ của những yếu thế trong xã hội. Cổ vũ khẳng định con người cá nhân.
* Biểu hiện nội dung nhân đạo qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Nhân vật "tôi"- ông giáo dù không phải là nhân vật chính nhưng là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao, mang nhiều giá trị nghệ thuật, trong có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Nhân vật ông giáo là nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản nước ta trước Cách mạng. Đó là những trí thức nghèo khổ, sống lay lắt bằng đồng lương ít ỏi ở các trường tư. Cuộc sống họ cũng chẳng hơn gì cuộc sống của người nông dân, cũng bấp bênh, túng quẫn và bế tắc. Ông giáo "tôi" trong Lão Hạc cũng phải "chạy ăn từng bữa toát mồ hôi" (Trần Tế Xương). Đây chính là cuộc sống của trí thức tiểu tư sản nói chung, người làm nghề dạy học nói riêng ở nước ta trước năm 1945 mà nhân vật ông giáo "tôi" là một người tiêu biểu.
Ông giáo trong Lão Hạc là một tiêu biểu cho bi kịch của những "giáo khổ trường tư" nước ta trước Cách mạng. Ông giáo "tôi" cũng từng có "một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng", một thời mà "mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét". Nhưng "một trận ốm thập tử nhất sinh đã đem y về, trả cho đất chôn nhau cắt rốn" (Sống mòn), và rồi sau nhiều lần "cùng đất sinh nhai", con cái ốm đau nheo nhóc, vợ "khổ quá rồi", những ước mơ, hoài bão của thời trai trẻ ấy chỉ còn trong "cái kỉ niệm của một thời", đã ngủ yên trong kí ức và sau này chưa một lần ông giáo nhắc lại. Đó chính là nỗi đau của những trí thức tiểu tư sản làm nghề dạy học ở nước ta trước 1945 mà anh giáo Thứ, ông giáo "tôi" là những điển hình.