Slide bài giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm
Slide điện tử Bài 4: Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 12 Chân trời sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4. SỰ THẬT VÀ TRANG VIẾT
VIẾT. VIẾT THƯ TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM
ĐỌC NGỮ LIỆU THAM KHẢO
Câu 1: Bức thư gồm những phần nào?
Bài làm rút gọn:
Mở đầu, Nội dung, Kết thúc
Câu 2: Mục đích viết thư của tác giả là gì?
Bài làm rút gọn:
Khuyên nhủ con trai mình hãy trở thành một người có nhân tính.
Câu 3: Tìm những lí lẽ, bằng chứng mà người bố đã sử dụng để thuyết phục con trai mình.
Bài làm rút gọn:
Những lí lẽ, bằng chứng:
- “Để có nhân tính, trước hết bản thân phải có nhân cách tốt đẹp”
-> Dẫn chứng: Lin-cơn
- Con bây giờ đang ở trong giai đoạn học tập then chốt, tuổi trẻ tươi đẹp là thời kì lí tưởng để con nuôi dưỡng nhân cách của mình”
-> Dẫn chứng: “Thời đi học, nhiều người…tiền đồ tươi sáng.
Câu 4: Tác giả đã đề xuất những giải pháp nào để hình thành nhân cách của con người?
Bài làm rút gọn:
- Học tập, thật thà, có trách nhiệm, đạo đức tốt
- Bảo vệ và tôn trọng nhân cách, giữ gìn phẩm hạnh của mình
- Có tấm lòng cao thượng
Câu 5: Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản có phù hợp với đối tượng người nhận hay không?
Bài làm rút gọn:
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản có phù hợp.
Câu 6: Sau khi đọc xong ngữ liệu, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm?
Bài làm rút gọn:
1. Xác định rõ vấn đề
2. Bố cục:
- Bố cục rõ ràng, khoa học.
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần trao đổi.
- Thân bài: Trình bày lập luận, dẫn chứng.
- Kết bài: Khẳng định lại quan điểm, ý kiến.
3. Sử dụng ngôn ngữ:
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự.
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.
- Tránh sử dụng các từ ngữ mang tính xúc phạm hay thiếu tôn trọng.
4. Trình bày lập luận:
- Dẫn dắt người đọc theo mạch logic, chặt chẽ.
- Sử dụng các dẫn chứng, số liệu cụ thể để củng cố lập luận.
- Phản bác các ý kiến trái chiều một cách khách quan và tôn trọng.
5. Thái độ:
- Giữ gìn sự lịch sự, văn minh trong ngôn ngữ.
- Thể hiện thái độ khách quan, tôn trọng các ý kiến khác nhau.
- Tránh áp đặt ý kiến của bản thân lên người đọc.
*Một số lưu ý:
- Trước khi viết, cần tìm hiểu kỹ về vấn đề cần trao đổi.
- Sử dụng các nguồn thông tin tin cậy, chính xác.
- Kiểm tra lại nội dung thư trước khi gửi.
THỰC HÀNH VIẾT THEO QUY TRÌNH
Câu hỏi: Viết thư trao đổi với bạn về một vấn đề mà học sinh lớp 12 quan tâm.
Bài làm rút gọn:
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2024
Hương thân mến,
Mình viết thư này cho bạn để cùng trao đổi về vấn đề chọn ngành học sau khi tốt nghiệp THPT. Đây là một vấn đề quan trọng và được rất nhiều bạn học sinh lớp 12 chúng mình quan tâm.
Hiện tại, mình có thích hai ngành Kinh doanh quốc tế và Ngôn ngữ Trung Quốc. Cả hai ngành đều có những điểm thu hút riêng, khiến mình khó đưa ra quyết định.
Về ngành Kinh doanh quốc tế:
- Ngành này có môi trường làm việc năng động và sáng tạo.
- Học kinh tế khiến mình năng động, làm việc với những con số.
- Tuy nhiên, mình lo lắng rằng ngành này quá rộng, không học chuyên sâu vào lĩnh vực nào.
Về ngành Ngôn ngữ Trung Quốc:
- Ngành này có nhiều cơ hội việc làm tốt với mức lương cao.
- Mình thích ngành này vì được tìm hiểu văn hoá, con người Trung Quốc.
- Tuy nhiên, mình lo lắng rằng học ngôn ngữ sẽ phải học thêm một chuyên ngành khác bởi AI đang dần thay thế con người trong việc dịch thuật.
Bạn nghĩ mình nên chọn ngành nào?
Ngành nào cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng, khiến mình phân vân quá. Bạn có thể chia sẻ với mình về những kinh nghiệm của bạn trong việc chọn ngành học không? Bạn có thể tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và những người có chuyên môn trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.
Mình rất mong nhận được phản hồi từ bạn.
Thân ái,
Hạ.