Slide bài giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 8: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)
Slide điện tử Bài 8: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 12 Chân trời sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 8. HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ
VĂN BẢN. NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU
I. HƯỚNG DẪN ĐỌC
Câu 1: Tóm tắt các sự kiện được kể trong văn bản trên.
Bài làm rút gọn:
Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu.
Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
Thái độ của Phan Bội Châu qua lời của các nhân chứng.
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là ai? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy?
Bài làm rút gọn:
Phan Bội Châu là nhân vật chính.
Dựa vai trò và tần suất xuất hiện của ông trong văn bản.
Câu 3: Liệt kê những hành động, lời nói của Va-ren trước và trong cuộc hội kiến với Phan Bội Châu tại nhà ngục Hỏa Lò, từ đó nêu nhận xét về:
a. Tính cách của nhân vật Va-ren.
b. Nghệ thuật miêu tả, thể hiện tính cách nhân vật này của tác giả.
Bài làm rút gọn:
* Những hành động, lời nói của Va-ren:
- Trước: nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu.
=> Lời hứa mập mờ, không chân thành, thể hiện sự hài hước, lố bịch.
- Thực chất lời hứa là Va-ren chỉ muốn chăm sóc đến khi nào ông xong xuôi mọi việc.
=> Lời hứa chỉ nhằm để thực hiện ổn định công việc, địa vị của ông ta.
Từ đó cho ta thấy được:
a. Tính cách: Là một kẻ lươn lẹo, đểu cáng, hèn hạ và nham hiểm, luôn tỏ ra mình là một kẻ ban ơn, có lòng nhân đạo và tình thương, nhưng thực chất lại là kẻ hai mặt, thâm độc, ham hư vinh, vụ lợi.
b. Tác giả đã sử dụng hàng loạt các từ nghi vấn, biện pháp nghệ thuật nói mỉa để cho thấy một thái độ mỉa mai, giễu cợt trước những hành động, lời nói lố bịch của tên toàn quyền Va-ren.
Câu 4: Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê các chi tiết góp phần khắc họa chân dung của nhân vật Phan Bội Châu trong văn bản:
Từ bảng trên, cho biết:
a. Một số nét khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Phan Bội Châu và Va-ren.
b. Sự khác biệt trong cách miêu tả, thể hiện tính cách của hai nhân vật.
Bài làm rút gọn:
a. Hai nhân vật:được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế.
b. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập.
Câu 5: Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào? Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của ai? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
Bài làm rút gọn:
Ngôi thứ ba.
Điểm nhìn của người kể chuyện.
Câu chuyện được kể một cách đa chiều, bao quát hơn. Qua đó cho người đọc có được cái nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, chân thực hơn.
Câu 6: Nêu suy nghĩ của bạn về cách đặt nhan đề và cách kết thúc của văn bản.
Bài làm rút gọn:
- Cách đặt nhan đề “Những trò lố” đã khơi gợi ra cho người đọc suy nghĩ, liên tưởng đến những hành động, lời nói không chân chính, đàng hoàng mà đó là những thứ lố lăng, bịp bợm, thừ thãi, vô tác dụng sẽ được phơi bày trong tác phẩm.
- Tác giả xây dựng cách kết thúc văn bản bằng việc tiếp tục miêu tả tính cách và thái độ của cụ Phan Bội Châu. Thể hiện một thái độ khinh bỉ, mỉa mai kẻ thù của Phan Bội Châu.
Câu 7: Xác định chủ đề, thông điệp của tác phẩm.
Bài làm rút gọn:
Chủ đề: Vạch trần bộ mặt gian xảo, lố bịch của tên toàn quyền Va-ren, đồng thời thể hiện lòng trân trọng, ngưỡng mộ tính cách kiên cường, bất khuất của cụ Phan Bội Châu.
Thông điệp: Đả kích, lên án bản chất dối trá, bịp bợm của bọn chủ nghĩa thực dân và đề cao khí phách, tinh thần chiến đấu của người anh hùng dân tộc Phan Bội Châu nói riêng và nhân dân ra nói chung.
Câu 8: Nhận xét về mức độ phù hợp giữa mục đích sáng tác với nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm trên.
Bài làm rút gọn:
+ Cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
+ Vạch trần bộ mặt giả dối của tên toàn quyền Va-ren khi sang Đông Dương nhận chức.
+ Ngợi ca nhà chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
+ Sử dụng triệt để biện pháp tương phản, đối lập nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập.
+ Lựa chọn các chi tiết miêu tả độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng.
+ Sáng tạo hình thức ngôn ngữ độc thoại.
+ Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh.
+ Giàu khả năng liên tưởng, hư cấu.