Slide bài giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 8: Nguyên tiêu (Hồ Chí Minh)

Slide điện tử Bài 8: Nguyên tiêu (Hồ Chí Minh). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 12 Chân trời sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 8. HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ

VĂN BẢN. NGUYÊN TIÊU 

I. TRƯỚC KHI ĐỌC   

Câu 1: Chia sẻ với các bạn trong lớp cảm nhận của bạn về một bài thơ/câu thơ hay của tác giả Hồ Chí Minh, trong đó có hình ảnh vầng trăng hoặc hình ảnh mùa xuân.

Bài làm rút gọn:

Nếu bài thơ “Ngắm trăng” ra đời trong cảnh tù đày đen tối, thì bài "'Sáu mươi tuổi” lại được Bác viết tại chiến khu Việt Bắc, trong thời chín năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian lao và anh dũng. Đó là năm 1950, lên lão 60 tuổi. 

Sáu mươi tuổi đối với nhiều người là tuổi “già”. Nhưng với Bác thì Bác cho là "trẻ". Ông Bành Tổ trong truyền thuyết sống đến 800 tuổi; nếu so với tuổi 60 thì đúng là “còn xuân chán". Một ý thơ hóm hỉnh nêu lên một quan niệm sống về trẻ và già. Một giọng thơ hồn nhiên, thủng thỉnh tưởng như Bác vừa đọc thơ vừa mỉm cười:

              “Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán

               So với ông Bành tuổi thiếu niên”

Bước vào tuổi 60, Bác vẫn “ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe”. Sống như thế là vui, là hạnh phúc, kém gì tiên giữa cõi trần. Ý thơ của Bác sáng tạo nên từ câu tục ngữ: “Ăn được, ngủ được là tiên - Không ăn không ngủ, mất tiền thêm lo”.

                “Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe,

                 Trần mà như thế kém gì tiên”

Sáu mươi tuổi, Bác vẫn “làm việc khỏe", bàn bạc việc quân, việc nước đến canh khuya, Bác vẫn đi chiến dịch, cùng bộ đội dân công ra mặt trận,...Ông tiên này đang hết lòng vì nước vì dân, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, viết nên bản anh hùng ca Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

“Sáu mươi tuổi” là một bài thơ thể hiện cách sống hăng say và tinh thần lạc quan yêu đời của Bác.

Thơ là tiếng nói của tâm hồn. Hai bài thơ“Ngắm trăng" và “Sáu mươi tuổi” là tiếng nói tâm hồn của Hồ Chí Minh. Thanh cao, ung dung, yêu đời, lạc quan ... là vẻ đẹp tâm hồn của Bác mà em cảm nhận được khi đọc hai bài thơ này.

II. ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi: Hãy hình dung không gian đêm rằm tháng Giêng.

Bài làm rút gọn:

Hai câu thơ đầu đã khắc họa lên bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng Giêng với một khung cảnh thật bình yên, thơ mộng, đẹp đẽ, bao la rộng lớn và tràn đầy sức sống. 

Câu hỏi: Chú ý hình ảnh con thuyền chở trăng trong hai dòng thơ cuối

Bài làm rút gọn:

Thể hiện được sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm, đồng thời còn nói lên được ý nguyện, niềm mong ước vươn tới những thắng lợi, thành công trong sự nghiệp cách mạng của tác giả qua hình ảnh con thuyền chở trăng trong hai dòng thơ cuối.

III. SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Xác định bố cục của bài thơ. 

Bài làm rút gọn:

+ Phần 1: Hai câu thơ đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng.

+ Phần 2: Hai câu thơ sau: Con người cách mạng trong đêm trăng.

Câu 2: Cho biết trong hai dòng thơ đầu: 

a. Cảnh đêm nguyên tiêu được gợi tả với những nét đặc trưng nào? 

b. Hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp trong nguyên tác có tác dụng như thế nào trong việc gợi tả những nét đặc trưng ấy?

Bài làm rút gọn:

a.

- Không gian: một đêm trăng, nhưng không phải là đêm trăng bình thường mà vào đêm trăng rằm tháng giêng.

- Điệp từ “xuân” gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, sức trẻ khắp không gian bao la: Cây cối, sông nước, bầu trời, mây gió,... trong đêm rằm tháng Giêng.

- Không gian bao la vô vận được mở rộng qua ba chiều: chiều cao của ánh trăng, chiều dài rộng của sông nước tiếp giáp với bầu trời. 

b. Khắc họa hình ảnh thơ mang một màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi, có kết hợp với vần, nhịp linh hoạt tạo cho câu thơ có nhạc điệu, sắc thái uyển chuyển. 

Câu 3: So với hai dòng thơ đầu, bức tranh đêm nguyên tiêu ở hai dòng thơ cuối có gì khác biệt? Theo bạn, dòng thơ thứ ba Yên ba thâm xứ đàm quân sự (Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân) có vai trò gì trong việc tạo ra sự khác biệt đó? 

Bài làm rút gọn:

  • Hai dòng thơ đầu hình ảnh vầng trăng sáng nhưng trăng lúc này ở trên cao vời vợi, thuộc về thiên nhiên.

  • Hai dòng thơ cuối hình ảnh ánh trăng đã soi chiếu, hòa quyện cùng với không gian bao la, trăng lúc này đã gắn liền với con người. 

“Yên ba thâm xứ” gợi ra một khoảng không gian mênh mông, rộng lớn với khói sóng mịt mù kết hợp với hoàn cảnh “đàm quân sự” đã hoàn toàn xóa đi nỗi sầu li hương, nỗi nhớ nhà của những tao nhân mặc khách khi nhắc đến “khói sóng” trong thơ xưa. Trăng lúc này như đang dõi theo chiếc thuyền bàn việc quân trên sông nước, ánh trăng là biểu tượng cho hòa bình và cũng chính bởi vậy, khi hình ảnh ánh trăng chiếu sáng đầy thuyền cũng như thể hiện một khát vọng, lí tưởng soi đường cho cách mạng, mong ước kháng chiến thắng lợi của Bác để đưa nhân dân thoát khỏi lầm than, đưa đất nước thoát khỏi cảnh loạn lạc, xâm lăng. 

Câu 4: Bạn cảm nhận thế nào về hình ảnh con thuyền chở trăng ở dòng thơ cuối Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng)?

Bài làm rút gọn:

Hình ảnh “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền” chính là sự lan tỏa một cách mạnh mẽ của ánh trăng. Trăng lúc này đã trở nên gắn bó, như có sự đồng hành cùng với người thi nhân ấy, một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ trong cách thưởng thích vẻ đẹp ánh trăng của người nghệ sĩ. Qua đó thể hiện một tâm hồn giao cảm, giao hòa với thiên nhiên, đầy thi vị, lãng mạn của tác giả.

Câu 5: Nêu cảm nhận của bạn về tâm hồn, phong thái của nhà thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ. 

Bài làm rút gọn:

Nhà thơ Hồ Chí Minh với một tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm, nhìn thiên nhiên với con mắt trìu mến, khám phá và cảm nhận, tận hưởng một cách sâu sắc vẻ đẹp của thiên nhiên. Cùng với có là một phong thái ung dung, tự tại lạc quan và luôn hết mình vì lí tưởng, vì nghĩa lớn của người chiến sĩ cộng sản được thể hiện qua bài thơ.

Câu 6: Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng, thơ của tác giả Hồ Chí Minh thường có sự kết hợp giữa tính cổ điển và tính hiện đại. Bài thơ Nguyên tiêu có thể hiện sự kết hợp hai tính chất đó hay không? Vì sao?

Bài làm rút gọn: 

Trong bài thơ “Nguyên tiêu” có tính cổ điển và hiện đại:

- Tính cổ điển:

+ Mang đậm tinh thần dân tộc và truyền thống yêu quê hương, yêu nước, gắn bó tha thiết của nhân dân Việt Nam

+ Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh truyền thống trong thơ

+ Đưa vào đó những giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống.

- Tính hiện đại:

+ Với một tinh thần cổ điển, nhưng bài thơ vẫn thể hiện được sự mới mẻ, hiện đại qua cách diễn đạt ý nghĩa sâu sắc, tinh tế và tài hoa của người nghệ sĩ.

+ Người đọc cảm nhận được sự chân thực, tường tận trong việc truyền đạt ý nghĩ, tâm trạng cùng nỗi suy tư của tác giả.

+ Sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi, có thể tiếp cận được với độc giả thời nay.