Slide bài giảng mĩ thuật 4 chân trời bản 1 bài 3: Tranh chân dung nhân vật

Slide điện tử bản 1 bài 3: Tranh chân dung nhân vật. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 4 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 2: NGÔI TRƯỜNG HẠNH PHÚC

BÀI 3: TRANH CHÂN DUNG NHÂN VẬT

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Trong trường em, ngoài thầy cô và các bạn học sinh thì còn ai đang làm việc trong trường ?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Giới thiệu về những người làm việc trong trường em
  • Các bước vẽ chân dung 
  • Vẽ tranh chân dung nhân viên làm việc trong trường em
  • Luyện tập 
  • Vận dụng 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Giới thiệu về những người làm việc trong trường em

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Quan sát hình minh họa SHS tr.22 và cho biết các bức ảnh thể hiện những ai trong trường?
  • Kể về một nhân viên làm việc trong trường mà em yêu quý (công việc, hình dáng, trang phục và một hành động đáng nhớ của người đó).

Nội dung ghi nhớ:

- Hình 1: Giáo viên. 

- Hình 2: Người đầu bếp (nấu ăn).

- Hình 3: Y tá.

- Hình 4: Bảo vệ.

- Đặc điểm công việc, hình dáng, trang phục của nhân viên bảo vệ trường học:

+ Công việc:

  • Hướng dẫn phụ huynh, học sinh, các vị khách khi đến trường làm việc, liên hệ công tác, nhắc nhở mọi người chấp hành các quy định khi ra vào nơi trường học.
  • Giữ gìn và bảo vệ tài sản của tập thể và cá nhân trong trường học.
  • Đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo trật tự trị an, kỷ cương trường học.

+ Hình dáng, tính cách: tác phong nhanh nhẹn, dũng cảm, trung thực. 

+ Trang phục: đồng phục màu xanh dương/trắng.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

2. Các bước vẽ chân dung nhân vật

GV đưa ra câu hỏi:

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Bước nào giúp xác định bố cục của chân dung?
  • Có thể làm rõ đặc điểm của nhân vật bằng cách nào?
  • Bước nào là bước hoàn thiện tranh?

Nội dung ghi nhớ:

- Bước phác hình giúp xác định bố cục của chân dung.

- Có thể làm rõ đặc điểm nhân vật bằng cách vẽ các đặc điểm của chân dung và trang phục của nhân vật. 

- Bước hoàn thiện tranh là bước vẽ màu.

- Các bước vẽ chân dung nhân vật:

+ Bước 1: Phác hình để xác định bố cục của chân dung trong bài vẽ. 

+ Bước 2: Vẽ các đặc điểm của chân dung và trang phục của nhân vật. 

+ Bước 3: Vẽ màu và hoàn thiện sản phẩm.

- Tranh chân dung có thể diễn tả được đặc điểm về hoạt động và nghề nghiệp của nhân vật. 

 3. Vẽ chân dung nhân viên làm việc ở trường em.

HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:

  • Em sẽ vẽ chân dung của nhân viên nào trong trường?
  • Người ấy làm công việc gì trong trường?
  • Em vẽ xác định bố cục tranh như thế nào?
  • Em sẽ thể hiện trang phục của nhân viên đó như thế nào?
  • Em sẽ hoàn thiện bức tranh bằng cách nào?
  • Em còn cách nào làm cho bài vẽ hấp dẫn hơn?

Nội dung ghi nhớ:

HS trả lời câu hỏi.

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Đâu không phải là nhân viên làm việc trong trường học?

  1. Thủ thư
  2. Nhân viên nấu ăn ở căng tin
  3. Bảo vệ 
  4. Phục vụ nhà hàng 

Câu 2: Bước nào là bức quan trọng nhất trong vẽ tranh chân dung ?

  1. Phác họa bố cục
  2. Vẽ màu 
  3. Vẽ đặc điển của chân dung và trang phục nhân vật
  4. Vẽ không gian xung quanh 

Câu 3: Tranh châng dung giúp ta biết được điều gì về nhâ vật >

  1. Diễn tả cử chỉ của nhân vật
  2. Đặc điểm khuôn mặt, hoạt động và nghề nghiệp của nhân vật
  3. Sở thích của nhân vật 
  4. Thói quen sinh hoạt của nhân vật 

Câu 4: Bác bảo vệ có nhiệm vụ gì trong trường học ?

  1. Trông coi và dọn dẹp sách vở
  2. Đưa em đến trường
  3. Dọn dẹp lớp học
  4. Bảo vệ an ninh và an toàn cho trường học 

Câu 5: Chúng ta phải như thế nào đối với các nhân viên làm việc trong trường học ?

  1. Coi như người xa lạ 
  2. Kinh bỉ vì đó không phải người dạy mình học
  3. Biết ơn, trân trọng với cô bác luôn tận tụy với công việc 
  4. Coi ngang hàng, không cần chào hỏi 

 

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

C

B

D

C

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Trong các nhân viên làm việc tại trường học ai là người em ấn tượng nhất ? Hãy vẽ chân dung và miêu tả công việc của người đó ?

Câu 2: Em hãy viết một tấm thiệp kèm theo bức tranh để tặng cho cô, chú, bác nhân viên mà em yêu thích ở trong trường học của mình ?