Slide bài giảng mĩ thuật 4 chân trời bản 1 bài 3: Món ăn truyền thống
Slide điện tử bản 1 bài 3: Món ăn truyền thống. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 4 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 4: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC
BÀI 3: MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Kể tên những món ăn truyền thống thường được làm vào ngày Tết hoặc các dịp lễ đặc biệt của người Việt Nam?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Khám phá hình thức của món ăn
- Các bước tạo mô hình món ăn từ khối cơ bản
- Tạo mô hình món ăn truyền thống
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Khám phá các hình thức món ăn
Kể tên các món ăn truyền thống và miêu tả đặc điểm và cách chế biến của món ăn ?
Nội dung ghi nhớ:
Có một số món ăn truyền thống ở Việt Nam:
+ Bánh trưng, bánh dày có hình dạng tròn hoặc vuông và được nấu bằng cách hấp
+ Cà muối, củ kiệu được chế biến bằng cách muối
+ Nem rám được chế biến bằng cách chiên
- Các bước tạo mô hình món ăn từ khối cơ bản
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Quan sát hình minh họa SHS tr.51.
- Hình minh họa thể hiện có bao nhiêu bước để tạo hình món ăn?
- Bước nào tạo màu cho các món ăn?
- Bước nào quyết định kích thước và hình dáng của món ăn?
Nội dung ghi nhớ:
- Các bước tạo mô hình món ăn từ khối cơ bản:
- Bước 1: Nặn các hình khối cơ bản để tạo mô hình món ăn và dụng cụ đựng.
- Bước 2: Biến đổi các khối cơ bản đã nặn thành mô hình món ăn và dụng cụ đựng.
- Bước 3: Sắp xếp và trang trí mô hình món ăn, hoàn thiện sản phẩm.
- Kết hợp và biến đổi các khối hình cơ bản có thể tạo được mô hình món ăn.
3. Tạo mô hình món ăn truyền thống
GV đưa ra câu hỏi:
Quan sát hình ảnh một số món ăn truyền thống của dân tộc và của địa phương SHS tr.40.
- Em thích món ăn truyền thống nào?
- Màu sắc, hình dạng của món ăn đó như thế nào?
- Món ăn đó có thể được tạo nên từ những hình khối cơ bản nào?
- Em cần trang trí chi tiết hay đặc điểm gì cho món ăn đó? Vì sao?
Nội dung ghi nhớ:
HS thảo luận theo nhóm.
…
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đâu không phải một món ăn truyền thống của Việt Nam ?
- Bánh chưng
- Củ kiệu
- Pizza
- Nem rán
Câu 2: Bánh chưng - bánh giầy thường được làm vào dịp lễ nào của người Việt ?
- Tết Trung thu
- Tết Nguyên Đán
- Ngày diệt sâu bọ
- Ngày Phụ nữ Việt Nam
Câu 3: Mô hình món ăn sau đây được là từ gì ?
- Đất nặn
- Dán, xé giấy
- Vẽ màu nước
- Bìa
Câu 4: Có mấy bước để tạo mô hình món ăn từ khối cơ bản ?
- 3 bước
- 5 bước
- 7 bước
- 9 bước
Câu 5: Màu sắc nào nên được dùng để tạo hình món ăn ?
- Màu đen
- Màu trắng
- Màu đỏ
- Màu sắc đa dạng, phù hợp với màu món ăn
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | B | D | A | D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Đâu là món ăm truyền thống Việt Nam em thích nhất ? Vì sao ?
Câu 2: Tạo mô hình món ăn em yêu thích từ khối cơ bản ?