Slide bài giảng mĩ thuật 4 chân trời bản 1 bài 1: Tạo hình của nhà rông
Slide điện tử bản 1 bài 1: Tạo hình của nhà rông. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 4 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 5: CUỘC SỐNG QUANH EM
BÀI 1: TẠO HÌNH CỦA NHÀ RÔNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Ở địa phương em, mỗi khi người làng, đội, xã cần họp mặt sinh hoạt thì sẽ thường tổ chức ở đâu ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Khám phá tạo hình của nhà rông
- Các bước tạo mô hình và trang trí nhà rông
- Tạo hình và trang trí nhà rông
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Khám phá tạo hình của nhà rông
Em hãy quan sát hình ảnh và chia sẻ về:
- Hình dáng, đặc điểm và cách trang trí của nhà rông
- Các vật liệu tạo nên ngôi nhà
- Khung cảnh xung quang nhà rông
- Nơi thường có nhà rông
Nội dung ghi nhớ:
- Hình dáng, đặc điểm: nhà Rông là ngôi nhà to hơn nhiều so với nhà bình thường, có kiến trúc cao, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi rìu vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ.
- Nhà rông được xây chủ yếu bằng các vật liệu: cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô,...
- Xung quanh mà rông là khoảng đất rộng lớn, dùng để người dân trong làng có không gian để sinh hoạt
- Những mơi có nhà rông là các bản làng của người dân Tây Nguyên
2. Các bước tạo hình và trang trí nhà Rông
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
+ Có thể tạo hình ngôi nhà Rông bằng các vật liệu gì?
+ Tạo hình ngôi nhà Rông bằng giấy, bìa màu được thực hiện theo các bước như thế nào?
+ Trang trí nhà Rông được thực hiện ở bước thứ mấy?
+ Có thể tạo không gian cho nhà Rông bằng cách nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Có thể tạo hình nhà Rông bằng giấy, bìa màu.
- Các bước tạo hình và trang trí nhà Rông:
+ Bước 1: Lựa chọn giấy màu phù hợp, vẽ và cắt hình các bộ phận của nhà Rông.
+ Bước 2: Ghép các bộ phận và trang trí đặc điểm riêng cho nhà Rông.
+ Bước 3: Tạo không gian phía sau của nhà Rông.
+ Bước 4: Dán hình nhà Rông và tạo thêm cảnh vật phía trước ngôi nhà, hoàn thiện sản phẩm.
- Không gian xa, gần trong tranh có thể tạo được bằng cách sắp xếp các lớp cảnh vật ở phía trước và phía sau ngôi nhà.
3. Tạo hình và tranh trí nhà rông
GV đưa ra câu hỏi:
+ Ngôi nhà Rông em sẽ tạo có hình dáng như thế nào?
+ Các bộ phận của nhà Rông có hình dạng gì?
+ Em sẽ sử dụng những vật liệu gì để tạo hình và trang trí nhà Rông?
Nội dung ghi nhớ:
HS thảo luận theo nhóm.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đặc điểm nhận diện dễ nhìn thấy nhất của nhà Rông là gì ?
- Được xây rất hiện đại
- Chất liệu là gạch
- Có mái nhọn, xuôi dốc giống hình lưỡi rìu
- Có nhiều tầng
Câu 2: Nhà rông là nhà sinh hoạt của dân tộc vùng nào của Việt Nam ?
- Người dân tộc Bana
- Người dân tộc khu vực Tây Nguyên
- Người dân tộc Khơme
- Người dân tộc Tày
Câu 3: Có mấy bước tọa hình và trang trí nhà rông ?
- 3 bước
- 4 bước
- 5 bước
- 6 bước
Câu 4: Bước đầy tiên của tạo hình và trang trí nhà rông ?
- Lựa chọn vật liệu phù hợp, vẽ và cắt hình các bộ phận của nhà rông
- Ghép các bộ phận và trang trí đặc điểm riêng của nhà rông
- Tạo không gian phía sau của nhà rông
- Dán hình nhà rông và tạo thêm cảnh vật phía trước ngôi nhà, hoàn thiện sản phẩm
Câu 5: Đâu không phải vật liệu dùng để làm nhà rông ?
- Gỗ
- Tre, nứa
- Cỏ tranh
- Gạch
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | B | D | A | D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Có phải các nhà sinh hoạt cộng đồng đều có kiến trúc giống nhau hay không ?
Câu 2: Giá trị văn hóa của nhà sinh hoạt cộng đồng là gì ?