Slide bài giảng mĩ thuật 4 chân trời bản 1 bài 2: Nhân vật trong trang phục dân tộc
Slide điện tử bản 1 bài 2: Nhân vật trong trang phục dân tộc. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 4 bản 1 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 4: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC
BÀI 2: NHÂN VẬT TRONG TRANG PHỤC DÂN TỘC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Theo em, trang phục truyền thống Áo dài có vai trò như thế nào đối với người Việt Nam ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Khám phá một số trang phục của các dân tộc Việt Nam
- Các bước tạo mô hình nhân vật với trang phục dân tộc bằng bìa
- Tạo mô hình nhân vật với trang phục của các dân tộc ở Việt Nam
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khám phá một số trang phục của các dân tộc Việt Nam
- Em hãy quan sát hình ảnh và chia sẻ về:
+ Các bộ phận của trang phục
+ Màu sắc, cách trang trí
+ Dặc điểm riêng của mỗi trang phục
- Em có biết trang phục của dân tộc nào khác không ?
Nội dung ghi nhớ:
- Áo dài
+ Bộ phận: Tay áo, cổ áo, tà áo và quần
+ Màu sắc rực rỡ và phong phú
+ Có tà dài và mặc cùng với quần bên trong
- Trang phục của người Dao đỏ :
+ Bộ phận: khăn, áo dài, dây lưng, quần, váy thêu được cắt, khâu, tất cả đều được thêu hoa văn nổi bật màu đỏ trên nền vải đen
+ Màu sắc chủ yếu là màu đỏ, đen và trắng
+ Vải được thêu các nét vẽ tỉ mỉ và tinh xảo
- Trang phục của người Thái
+ Bộ phận: áo trên, váy, khăn (piêu), nón, xà cạp, các loại hoa tai, vòng tay và tà xích
- Ngoài ra còn có các trang phục truyền thống của người H’Mông, Chăm, Giarai, Hà Nhì,...
2 Các bước tạo mô hình nhân vật với trang phục của dân tộc Việt Nam bằng bìa
Để tạo mô hình nhân vật với trang phục dân tộc cần bao nhiêu bước?
Nội dung ghi nhớ:
- Các bước tạo mô hình nhân vật với trang phục dân tộc bằng giấy, bìa:
- Bước 1: Tạo hình nhân vật bằng giấy bìa.
- Bước 2: Đo và cắt trang phục phù hợp với mô hình nhân vật.
- Bước 3: Vẽ màu, trang trí cho trang phục.
- Bước 4: Gắn trang phục vào thân nhân vật.
- Bước 5: Tạo thêm các chi tiết hoàn thiện sản phẩm.
- Kết hợp các hình cắt và trang trí bằng giấy bìa, màu có thể tạo được mô hình nhân vật với trang phục dân tộc.
3. Tạo mô hình nhân vật với trang phục dân tộc Việt Nam
GV đưa ra câu hỏi:
Em sẽ tạo mô hình nhân vật với bộ trang phục của dân tộc nào? Thuộc vùng miền nào?
Bộ trang phục đó là của nam hay nữ?
Em sẽ tạo nhân vật với hình dáng trang phục như thế nào?
Có thể nhận ra bộ trang phục dân tộc đó dựa vào đặc điểm gì?
Nội dung ghi nhớ:
HS thực hành.
…
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đâu là tên trang phục truyền thống của người Việt ?
- Áo dài
- Áo phông
- Áo khoác
- Áo chống nắng
Câu 2: Đây là trang phục truyền thống của người dân tộc nào ?
- Người Dao đỏ
- Người Tày
- Người Nùng
- Người Thái
Câu 3: Tạo mô hình nhân vật với trang phục dân tộc bằng bìa có mấy bước ?
- 3 bước
- 4 bước
- 5 bước
- 6 bước
Câu 4: Bước đầu tiên của tạo mô hình nhân vật với trang phục dân tộc bằng bìa là gì ?
- Tạo hình nhân vật bằng bìa giấy
- Đo và cắt trang phục phù hợp với mô hình nhân vật
- Vẽ màu, trang trí cho trang phục
- Gắn trang phục vào nhân vật
Câu 5: “Tạp thêm các chi tiết và hoàn thiện sản phẩm” là bước mấy của tạo hình nhân vật với trang phục dân tộc bằng bìa giấy ?
- Bước 1
- Bước 3
- Bước 5
- Bước 6
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | D | C | A | C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Lập nhóm và các thành viên chia nhau mỗi người tạo một mô hình nhân vật với trang phục dân tộc bằng bìa giấy ?
Câu 2: Xếp các nhân vật vào chung với nhau để thành một bức tranh đoàn kết các dân tộc Việt Nam ?