Slide bài giảng Lịch sử 11 kết nối Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ TK III TCN đến cuối TK XIX) (Phần 2)

Slide điện tử Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ TK III TCN đến cuối TK XIX) (Phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Lịch sử 11 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 8: MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THẾ KỈ THỨ III TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX) 

1. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG THỜI KÌ BẮC THUỘC.

CH 1. Khai thác Bảng 1 (SGK trang 51) và thông tin trong mục, trình bày nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

Trả lời rút gọn:

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

   - Thời gian: Năm 40.

   - Lãnh đạo: Trưng Trắc, Trưng Nhị và các nữ tướng.

   - Mục tiêu: Chống chính quyền Nhà Hán.

   - Tóm tắt: Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội), chiếm được nhiều địa bàn như Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu. Trưng Trắc lên làm vua nhưng năm 43 bị đàn áp.

2. Khởi nghĩa Bà Triệu:

   - Thời gian: Năm 248.

   - Lãnh đạo: Triệu Thị Trinh.

   - Mục tiêu: Chống chính quyền Nhà Ngô.

   - Tóm tắt: Năm 248, Triệu Thị Trinh khởi nghĩa nhưng bị Nhà Ngô đàn áp.

3. Khởi nghĩa Lý Bí:

   - Thời gian: Năm 542.

   - Lãnh đạo: Lí Bí, Triệu Quang Phục.

   - Mục tiêu: Chống chính quyền Nhà Lương và nhà Tùy.

   - Tóm tắt: Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa chống nhà Lương, thành lập nước Vạn Xuân. Năm 544 thắng lợi, nhưng năm 545 bị nhà Tùy đánh bại.

4. Khởi nghĩa Phùng Hưng:

   - Thời gian: Khoảng năm 776.

   - Lãnh đạo: Phùng Hưng.

   - Mục tiêu: Chống chính quyền Nhà Đường.

   - Tóm tắt: Năm 776, Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm, chiếm Tống Bình, nhưng năm 791 bị nhà Đường đánh bại.

CH 2. Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc. 

Trả lời rút gọn:

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

   - Mở đầu cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ.

   - Khẳng định vai trò của phụ nữ trong đấu tranh.

2. Khởi nghĩa Bà Triều:

   - Đánh dấu mốc son trong chống ngoại xâm, thức tỉnh ý chí dân tộc.

   - Góp phần cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí.

3. Khởi nghĩa Lý Bí:

   - Giành độc lập sau 500 năm đấu tranh.

   - Khẳng định ý thức dân tộc.

4. Khởi nghĩa Phùng Hưng:

   - Phản ánh sự bất bình trước chính sách tàn bạo của quân xâm lược.

   - Thể hiện ý chí quật cường và mong muốn tự do của dân tộc.

   - Tiếp nối truyền thống đấu tranh của người Việt.

   - Cổ vũ tinh thần đấu tranh giành độc lập cho người Việt đầu thế kỷ X.

2. KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427).

a. Bối cảnh lịch sử

CH: Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 

Trả lời rút gọn:

Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ bị đô hộ (1407-1427). Nhà Minh áp đặt chính sách cai trị nặng nề:

- Hành chính: Thiết lập Đại Ngu thành quận Giao Chỉ và chia thành phủ, huyện để cai trị.

- Kinh tế – xã hội: Áp đặt thuế nặng nề, bắt những người tài phải phục vụ quân đội.

- Văn hoá: Ép dân ta phải theo phong tục Trung Hoa, tiêu diệt nền văn hoá Việt như đục bia, đốt sách.

Dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi nhưng bị đàn áp. Trước tình hình này, Lê Lợi, một hào trưởng ở vùng Lam Sơn, đã dốc hết tài sản, triệu tập nghĩa sĩ và xây dựng lực lượng tại Lam Sơn để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.

b. Diễn biến chính

CH1: Khai thác lược đồ Hình 3 và sơ đồ Hình 4, trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời rút gọn:

- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Ban đầu, lực lượng nghĩa quân yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công liên tục, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động lực lượng mạnh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước nguy cơ đó, Lê Lai cải trang làm Lê Lợi và hy sinh, khiến quân Minh rút quân.

- Cuối năm 1421, quân Minh tấn công căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi rút quân lên núi Chí Linh. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10 năm 1424 đến tháng 8 - 1425, nghĩa quân giải phóng Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến ra Bắc, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh rút vào thành Đông Quan.

- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.

- Tháng 1 - 1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.

CH2. Việc tổ chức Hội thề Đông Quan có ý nghĩa như thé nào?

Trả lời rút gọn:

Hội thề Đông Quan là hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo. Nó thể hiện ý chí, sức mạnh, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam.

c. Ý nghĩa lịch sử:

Câu hỏi: Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời rút gọn:

Khởi nghĩa Lam Sơn phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, có sự tham gia rộng rãi của nhân dân. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa kết thúc thời kỳ bị áp bức của nhà Minh, khôi phục độc lập dân tộc, và ngăn chặn âm mưu thôn tính văn hoá Đại Việt. Đây là bước ngoặt mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.

3. Phong trào Tây Sơn.

a. Bối cảnh lịch sử

CH1. Trình bày bối cảnh lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Trả lời rút gọn:

- Từ thế kỷ XVI đến XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng sâu sắc, kéo dài suốt hai thế kỷ với hậu quả nghiêm trọng.

- Chính trị bị suy thoái khi quyền lực tập trung vào quyền thần và tham nhũng trở nên trầm trọng.

- Kinh tế gặp khó khăn do thuế cao và binh dịch nặng nề.

=> Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục nổ ra, mặc dù thất bại nhưng thể hiện sức mạnh vươn lên của họ chống áp bức. Điều này đã đặt nền móng cho phong trào Tây Sơn bùng nổ.

b. Diễn biến chính

CH: Khai thác Bảng 2 (SGK trang 56) và lược đồ Hình 6, trình bày diễn biến chính của phong trào Tây Sơn. 

Trả lời rút gọn:

- 1773-1777: Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn. Trong khi đó, vào năm 1785, Nguyễn Ánh tìm sự ủng hộ từ vua Xiêm. Trong cuộc tấn công của Nguyễn Huệ vào Gia Định, Nguyễn Ánh thoát chết và phải lưu vong sang Xiêm.

- 1786: Quân Tây Sơn tiến vào Bắc Hà, đánh bại họ Trịnh và chiếm Thăng Long, đưa chúa Trịnh nộp quyền lực cho Tây Sơn.

- 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế với niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc.

- 1789: Chiến thắng quyết định tại Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội), tiêu diệt 29 vạn quân Thanh.

c. Ý nghĩa lịch sử

CH: Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Trả lời rút gọn:

- Phong trào Tây Sơn thắng lợi lật đổ chính quyền phong kiến thối nát, xóa bỏ sự chia cắt đất nước, và thiết lập nền tảng thống nhất quốc gia.

- Đồng thời, chiến thắng trước quân xâm lược của Xiêm và Thanh giúp giải phóng đất nước, bảo vệ độc lập quốc gia, đồng thời đánh bại tham vọng xâm lược của các đế chế phương Bắc.