Slide bài giảng Lịch sử 11 kết nối bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (phần 2)

Slide điện tử bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 11 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH1: Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở khu vực Đông Nam Á. 

Trả lời rút gọn:

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX diễn ra sôi nổi, liên tục, chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đa dạng các tầng lớp nhân dân.

- Trong giai đoạn sau, các tổ chức chính trị ra đời, đánh dấu bước phát triển của phong trào.

- Tuy nhiên, các phong trào này thường thất bại do thiếu sự đoàn kết giữa các dân tộc và tổ chức chưa được tổ chức chặt chẽ.

- Tuy vậy, chúng đã tạo tiền đề cho những giai đoạn đấu tranh sau này.

CH2: Xây dựng trục thời gian tóm tắt các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

Trả lời rút gọn:

Từ cuối thế kỷ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân chuyển sang thời kỳ mới - đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.Xây dựng trục thời gian tóm tắt các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

 

Vận dụng

CH1: Sưu tầm tài liệu từ sách, báo và internet, viết một bài (khoảng 300 chữ) về quá trình tái thiết và phát triển của một quốc gia Đông Nam Á mà em ấn tượng nhất. 

Trả lời rút gọn:

Quá trình tái thiết và phát triển đất nước ở Việt Nam:

- Sau chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, tiến bước vào chủ nghĩa xã hội.

- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), nhân dân Việt Nam thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm và đấu tranh bảo vệ biên giới, đạt được những thành tựu đáng kể nhưng cũng gặp phải khó khăn và khủng hoảng kinh tế - xã hội.

- Để khắc phục và thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước tiến hành đổi mới, bắt đầu từ Đại hội VI (1986) và phát triển qua các kỳ Đại hội Đảng sau này.

- Với hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực, khẳng định đường lối đổi mới là đúng và phù hợp với bước đi của đất nước.

CH2: Tìm hiểu và nêu ví dụ về những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam. 

Trả lời rút gọn:

- Thực dân Pháp (TDP) duy trì chế độ phong kiến và thi hành chính sách pháp luật phản động, phân biệt đối xử giữa người da trắng và người bản địa.

- Họ còn thực hiện chính sách “chia để trị”, gây xung đột trong cộng đồng dân cư. TDP tiến hành cuộc lùng ráp nhân lực, khiến hàng chục vạn người dân Việt Nam phải bỏ mạng và trở thành “thuế máu”.

- Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, họ áp đặt “chính sách ngu dân” để kiểm soát.

- Mặc dù mở một số trường học, nhưng mục tiêu chính không phải là nâng cao dân trí mà là để đào tạo lao động phục vụ cho việc khai thác và bóc lột. 

- Trong lĩnh vực y tế, người dân gặp nhiều khó khăn, thường đối mặt với các loại bệnh truyền nhiễm mà không được hưởng sự chăm sóc y tế.