Slide bài giảng Lịch sử 11 kết nối bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông
Slide điện tử bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 11 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 12: VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG
1. VỊ TRÍ CỦA BIỂN ĐÔNG.
CH: Quan sát lược đồ Hình 2 (SGK trang 74) và dựa vào thông tin trong mục, xác định vị trí của Biển Đông. Kể tên các nước và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông.
Trả lời rút gọn:
- Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, rộng từ 3N đến 26°B và từ 100°Đ đến 121°Đ, diện tích 3,5 triệu km².
- Nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, dài khoảng 3,000 km, khá kín vì bao bọc bởi đảo và quần đảo.
- Tiếp giáp với 9 quốc gia và một vùng lãnh thổ, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia, và Đài Loan.
2. TẦM QUAN TRỌNG TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG.
a. Tuyến đường giao thông biên huyết mạch.
CH: Giải thích vai trò quan trọng chiến lược của Biển Đông trong giao thông hàng hải quốc tế.
Trả lời rút gọn:
- Biển Đông quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế với các tuyến đường chiến lược nối liền các khu vực chính thế giới.
- Chiếm 5/10 tuyến đường vận tải biển trọng yếu của thế giới, với giao thông đường biển sôi động, đặc biệt là tàu chở dầu.
- Có nhiều eo biển quan trọng như eo Đài Loan, Ba-si, Ga-xpa, Ka-li-man-tan và đặc biệt là Ma-lắc-ca, điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất châu Á, kết nối nhiều nước, bao gồm Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, và Trung Quốc.
b. Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
CH: Vì sao Biển Đông là địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương?
Trả lời rút gọn:
- Biển Đông là tuyến đường nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Các quốc gia giáp Biển Đông có hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí sôi động.
- Các cảng biển lớn như Xin-ga-po, Ku-an-tan, Ma-ni-la, Đà Nẵng, Hồng Kông là trung tâm trao đổi hàng hóa.
- Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á ven biển.
c. Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.
CH: Khai thác tư liệu và thông tin trong mục phân tích vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực.
Trả lời rút gọn:
- Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm sinh vật biển, khoáng sản (ti-nan, thiếc, chì, kẽm) và dầu khí.
- Là nơi sinh sống của hơn 12,000 loài sinh vật, bao gồm cá, san hô, rong biển, và loài có vú, cũng như 221 loài cây nước mặn.
- Có giá trị cao cho nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong khu vực.
3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC ĐẢO VÀ QUẨN ĐẢO Ở BIỂN ĐÔNG.
a. Vị trí của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
CH: Xác định vị trí của một số đảo, quần đảo thuộc biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trên lược đồ Hình 2 (SGK trang 74).
Trả lời rút gọn:
- Quần đảo Hoàng Sa: Bao gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, nằm giữa kinh tuyến từ 111°Đ đến 113°Đ và vĩ tuyến từ 15°45'B đến 17°15'B.
- Quần đảo Trường Sa: Bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi san hô, nằm ở vĩ tuyến từ 6°30'B đến 12°B và kinh tuyến từ 111°30'Đ đến 117°20'Đ. Đảo gần đất liền nhất là Trường Sa, đảo cao nhất là Song Tử Tây và đảo có diện tích lớn nhất là Ba Bình (0,6 km²).
b. Tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
CH: Giải thích tầm quan trọng chiến lược của các đảo, quần đảo ở Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Trả lời rút gọn:
- Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng và an ninh, cũng như tiềm năng phát triển kinh tế biển.
- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa quan trọng trong việc kiểm soát tuyến đường giao thông và bảo đảm an ninh khu vực.
- Có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản và du lịch đa dạng, tạo điều kiện cho phát triển các ngành kinh tế biển bền vững như du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dược liệu và khoáng sản.
- Có thể xây dựng các khu bảo tồn biển và trung tâm nghiên cứu để bảo vệ và phát triển các loài sinh vật hoang dã, quý hiếm.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
CH1: Lập sơ đồ tư duy thể hiện vai trò quan trọng của Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Trả lời rút gọn:
CH2: Vì sao các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đặc biệt quan tâm tới Biển Đông và các đảo, quần đảo trên Biển Đông?
Trả lời rút gọn:
- Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong phòng thủ và xây dựng Tổ quốc, cung cấp nguồn hải sản, và tạo điều kiện cho phát triển nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam như thủy sản, dầu khí, du lịch...
- Cũng là nơi giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, hội nhập nền văn hoá và chứa tài nguyên khoáng sản phong phú như than, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm.
Vận dụng
CH: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, nếu đề xuất của em về các biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tải nguyên thiên nhiên của Biển Đông.
Trả lời rút gọn:
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, gắn bó với quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển.
- Tăng cường lực lượng quản lý biển, đảo, đặc biệt là Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng.
- Giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.
- Tăng cường tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.