Slide bài giảng Lịch sử 11 kết nối bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á (phần 1)

Slide điện tử bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á (phần 1). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 11 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 5: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở ĐÔNG NAM Á

1. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY Ở ĐÔNG NAM Á.

a) Quá trình xâm lược

CH1: Khai thác Tư liệu 1 (SGK trang 31) và thông tin trong mục, trình bày quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á. 

Trả lời rút gọn:

Từ đầu thế kỷ XVI, các nước phương Tây bắt đầu xâm nhập Đông Nam Á qua buôn bán và truyền giáo, mở rộng giao thương và chuẩn bị xâm lược.

- Đông Nam Á hải đảo: Từ đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX, thực dân phương Tây hoàn thành xâm lược.

- Đông Nam Á lục địa: Quá trình xâm lược bắt đầu vào thế kỷ XIX và hoàn tất vào đầu thế kỷ XX.

CH2: Theo em, cách thức tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây có những điểm chung gì?

Trả lời rút gọn:

Các nước thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á qua buôn bán, truyền giáo, giao thương, tận dụng tình hình suy thoái, khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội và các cuộc nổi dậy chống phong kiến.

b) Chính sách cai trị:

CH: Khai thác các tư liệu 2, 3 (SGK trang 33, 34) và thông tin trong mục, trình bày chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á. Trả lời rút gọn:

- Chính trị: Thiết lập nền thống trị dưới các hình thức khác nhau, duy trì sự cai trị của chính quyền thực dân và thế lực phong kiến địa phương là công cụ để thực hiện chính sách thuộc địa.

- Kinh tế: Thực hiện chính sách bóc lột, khai thác nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, biến các nước Đông Nam Á thành nguồn cung và thị trường cho lợi ích của chính quốc.

- Văn hóa - xã hội: Kìm hãm và làm suy yếu người dân trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.

2. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở XIÊM.

CH1: Trình bày nét chính về công cuộc cải cách ở Xiêm. 

Trả lời rút gọn:

*Kinh tế:

  - Khuyến khích đầu tư vào công nghiệp và đường sắt, biến Băng Cốc thành trung tâm buôn bán khu vực.

  - Áp dụng miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp, khai khẩn đất hoang, quản lí ruộng đất hiện đại.

*Hành chính: Cải cách hành chính theo mô hình phương Tây từ năm 1892.

* Giáo dục: Nhà vua chú trọng công tác giáo dục, công bố Chương trình giáo dục đầu tiên sau khảo sát ở châu Âu năm 1898.

* Ngoại giao:

  - Ra-ma V tiến hành chuyến công du châu Âu năm 1897, mục tiêu xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng.

  - Kí các hiệp ước với Pháp và Anh để bảo vệ độc lập của nước mình, cắt bớt lãnh thổ ảnh hưởng vào năm 1907 và 1909.

CH2: Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. 

Trả lời rút gọn:

- Trong bối cảnh hầu hết các quốc gia trong khu vực trở thành thuộc địa của thực dân, cải cách của Xiêm đã đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và hội nhập với thế giới.

- Điều này giúp Chính phủ Xiêm có thực lực thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, giữ vững độc lập và chủ quyền, tránh rơi vào tình trạng thuộc địa.