Slide bài giảng Lịch sử 11 kết nối bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á (phần 2)

Slide điện tử bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 11 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 5: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở ĐÔNG NAM Á

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH1: Xây dựng trục thời gian thể hiện những nét chính về quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á. 

Trả lời rút gọn:

Xây dựng trục thời gian thể hiện những nét chính về quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á.

CH2: Theo em, những chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã tác động như thế nào đối với các nước trong khu vực?

Trả lời rút gọn:

Chính trị:

- Tích cực: Du nhập các yếu tố tích cực về pháp luật và quản lí hành chính từ phương Tây.

- Tiêu cực:

  + Thuộc địa hóa: Các quốc gia Đông Nam Á trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc chính trị vào thực dân phương Tây.

  + Quyền lực chính trị tập trung vào chính quyền thực dân và lực lượng phong kiến trở thành công cụ thống trị của thực dân.

  + Sự rạn nứt trong khối đoàn kết dân tộc.

Kinh tế:

- Tích cực: Du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phát triển ngành kinh tế mới, đô thị hiện đại, trung tâm công nghiệp.

- Tiêu cực:

  + Bóc lột tài nguyên và nhân công, biến Đông Nam Á thành thị trường cung cấp và tiêu thụ hàng hóa của thực dân.

  + Kinh tế phụ thuộc vào thực dân, gây ra sự phát triển không đồng đều và lạc hậu.

Văn hóa:

- Tích cực: Du nhập các yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây.

- Tiêu cực: Xói mòn giá trị văn hóa truyền thống, tăng cường các hủ tục và tệ nạn xã hội.

Xã hội:

- Phân hóa các giai cấp và tầng lớp, xuất hiện lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản.

- Mâu thuẫn dân tộc gia tăng, bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Tóm lại, chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã gây ra những chuyển biến sâu sắc ở Đông Nam Á trên mọi phương diện, từ chính trị, kinh tế, văn hóa đến xã hội, với cả những tác động tích cực và tiêu cực.

Vận dụng

CH: Sưu tầm tài liệu từ sách, báo, internet, viết một bài (khoảng 300 chữ) về quá trình thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở một nước trong khu vực Đông Nam Á. 

Trả lời rút gọn:

Đầu thế kỷ XIX, Đông Nam Á trở thành mục tiêu của các đế quốc phương Tây vì vị trí chiến lược và tài nguyên. Thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Mỹ xâm lược khu vực này. Anh chiếm Miến Điện, Pháp chiếm Đông Dương, và sau đó phương Tây thôn tính Đông Nam Á trừ Thái Lan. Họ thiết lập chính phủ địa phương và áp dụng chính sách "chia để trị", bóc lột tài nguyên và làm suy yếu văn hóa, kinh tế và xã hội của các quốc gia này.

Bài viết (khoảng 300 chữ) về quá trình thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở một nước Đông Nam Á