Slide bài giảng Lịch sử 11 cánh diều: Thực hành chủ đề 5
Slide điện tử Thực hành chủ đề 5. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Lịch sử 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 5:
MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN
TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC 1858)
(2 tiết)
KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi: Trong các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858), em ấn tượng nhất với cuộc cải cách nào nhất? Vì sao?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Nội dung chính trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Lập bảng thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng.
Nội dung ghi nhớ:
CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY | |||
Bối cảnh lịch sử | Nội dung chính | Kết quả, ý nghĩa | Bài học có thể rút ra |
Bối cảnh lịch sử về kinh tế - xã hội: - Kinh tế: + Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi. + Nhiều năm mất mùa, đói kém. - Xã hội: + Vương hầu, quý tộc, địa chủ chiếm giữ nhiều ruộng đất nông dân bị thu hẹp, đời sống bấp bênh, khổ cực. + Nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ giàu có và bị biến thành nô tì. + Mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, nô tì và giai cấp thống trị trở nên gay gắt. + Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra. Bối cảnh lịch sử về chính trị: - Vua và tầng lớp quý tộc, quan lại ngày càng ăn chơi, hưởng lạc. - Trong triều, ít trung thần; nhiều kẻ gian, cơ hội. - Không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước → Hồ Quý Ly từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra Triều Hồ (năm 1400), tiến hành một cuộc cải cách trên hầu hết các lĩnh vực, nhằm củng cố chế độ chuyên chế tập quyền và giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế, xã hội cuối thời Trần. | Kinh tế, xã hội: - Ban hành chính sách hạn điền nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sử hữu lớn về ruộng đất. - Phát hành tiền giấy, cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước. - Quy định số lượng gia nô được sở hữu của mỗi vương hầu, quý tộc, quan lại. Quân sự: - Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường lực lượng quân đội chính quy và phòng thủ ở những nơi hiểm yếu. - Xây dựng thành lũy (Tây Đô – Thanh Hóa, Đa Bang – Hà Nội), chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến,… - Quản lí nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên để tăng cường lực lượng quân đội. Văn hóa, giáo dục - Hạn chế sự phát triển của Phật giáo. - Chấn chỉnh lại chế độ thi cử, mở rộng việc học, đặt học quan đến cấp phủ, châu; tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài. - Khuyến khích sử dụng chữ Nôm. | Kết quả: - Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương. - Chính sách hạn điền, hạn nô làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất Triều Trần; tăng thu nhập cho Nhà nước, tăng cường quyền lực của Nhà nước trung ương tập quyền. - Cải cách trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục thể hiện tiến bộ xây dựng nền văn hóa, giáo dục mang bản sắc dân tộc. Ý nghĩa: bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm. | - Sự kết hợp giữa nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về thực hiện chính sách thân dân, về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước. - Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc phải có sự lãnh đạo đúng đắn về chỉ đạo chiến lược, về phương thức tiến hành chiến tranh và chỉ đạo tác chiến phù hợp. - Bài học về tập hợp sức mạnh toàn dân, thi hành chính sách “thân dân” hợp lòng dân. - Bài học về tính tất yếu khách quan của sự đổi mới. Cải cách muốn thành công phải phù hợp với thực tiễn đất nước và được đông đảo nhân dân ủng hộ. - Sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nhân tài phải gắn liền với thực tiễn cuộc sốn, học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách
A. Lộc điền
B. Quân điền
C. Điền trang, thái ấp
D. Thực ấp, thực phong
Câu 2: Dưới triều đại nhà Hồ đã ban hành chính sách ruộng đất gì?
A. Quân điền.
B. Hạn điền.
C. Phú điền.
D. Lộc điền.
Câu 3: Ba cơ quan ở trung ương được thành lập mới từ sau cải cách của Minh Mạng là:
A. Nội các, Hàn lâm viện, Cơ mật viện.
B. Đô sát viện, Cơ mật viện, Nội các viện.
C. Cơ mật viện, Nội các viện, Đô sát viện.
D. Nội các, Đô sát viện, Cơ mật viện.
Câu 4: Cuộc cải cách của Minh Mạng được tiến hành trên cơ sở nào sau đây?
A. Kế thừa mô hình của các triều đại trước, kết hợp với học tập có cải biến mô hình của nhà Minh và nhà Thanh (Trung Quốc).
B. Kế thừa mô hình của các triều đại trước, kết hợp với việc học tập có cải biến mô hình của nhà Đường và nhà nhà Minh (Trung Quốc).
C. Học tập có cải biến mô hình của nhà Tống và nhà Thanh (Trung Quốc), đồng thời kế thừa mô hình của các triều đại trước.
D. Học tập có cải biến mô hình của nhà Đường và nhà Thanh (Trung Quốc), đồng thời kế thừa mô hình của các triều đại trước.
Câu 5: Hồ Quý Ly khi còn làm quan triều Trần đã làm gì để lập ra triều Hồ?
A. Từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ
B. Kêu gọi dân chúng đứng lên đấu tranh, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, ông được tôn lên làm vua.
C. Ông được vua Trần nhường ngôi một cách tình nguyện vì cho rằng mình không khả năng lãnh đạo đất nước.
D. Tất cả các đáp án trên.
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | B | D | A | A |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em ân tượng với cuộc cải cách nào? Hãy lập hồ sơ tư liệu về cuộc cải cách đó. Trong đó hồ sơ tư liệu có các nội dung cơ bản như: tiểu sử, sự nghiệp chính, công lap, đóng góp,…