Slide bài giảng Lịch sử 11 cánh diều Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

Slide điện tử Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Lịch sử 11 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 11: CUỘC CẢI CÁCH CỦA MINH MẠNG

KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tìm hiểu về tên, tôn hiệu các chúa, vua thời Nguyễn.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Tìm hiểu bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách 
  • Tìm hiểu nội dung của cuộc cải cách 
  • Tìm hiểu ý nghĩa, kết quả của cuộc cải cách 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách

- Em hãy cho biết bối cảnh về chính trị, kinh tế, xã hội của cuộc cải cách Minh Mạng. 

Nội dung ghi nhớ:

Lĩnh vực

Chính trị -

Hành chính

Kinh tế

Xã hội

Nội dung

- Bộ máy nhà nước phong kiến có nhiều hạn chế và thiếu tính thống nhất. 

- Cơ cấu hành chính nhiều tầng làm xuất hiện tình trạng lạm quyền của quan lại địa phương. 

- Nền kinh tế phong kiến lạc hậu, kìm hãm sự phát triển, ruộng đất công làng xã bị thu hẹp. 

- Nông dân không có ruộng đất, phải tiêu tán, kinh tế khủng hoảng dẫn đến khủng hoảng xã hội. 

Mâu thuẫn xã hội gay gắt, làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân và các dân tộc ít người.

2. Tìm hiểu nội dung của cuộc cải cách

Cải cách Minh Mạng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực vào lĩnh vực hành chính vì: tình trạng phân quyền với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành là một trong những hạn chế lớn nhất của bộ máy nhà nước thời Gia Long, khiến cho bộ máy ở cấp địa phương thiếu thống nhất và sự tập trung quyền lực của hoàng đế bị hạn chế. 

3. Tìm hiểu ý nghĩa, kết quả của cuộc cải cách

- Cuộc cải cách thời vua Minh Mạng mang lại kết quả và ý nghĩa gì?

Nội dung ghi nhớ:

- Kết quả:

+ Xây dựng được bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyển cao độ: vua nắm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và thống lĩnh quân đội.

+ Hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương được củng cố chặt chẽ và hoàn thiện hơn; thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chế; phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

- Ý nghĩa:

+ Làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính.

+ Để lại bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. 

+ Phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh trở thành di sản lớn nhất, có giá trị đến ngày nay.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

A. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.

B. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất.

C. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành. 

D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ.

Câu 2: Việt Nam được chia thành

A. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. 

B. 7 trấn và 4 doanh.

C. 4 doanh và 23 trấn.

D. 13 đạo thừa tuyên.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

A. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.

B. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước thiếu tính thống nhất.

C. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối. 

D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.

Câu 4: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, nhà vua chỉ trực tiếp quản lí

A. Bắc thành.

B. Gia Định thành.

C. phủ Thừa Thiên.

D. 4 doanh và 7 trấn. 

Câu 5: Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?

A. Tuần phủ. 

B. Tổng đốc.

C. Tổng trấn.

D. Tỉnh trưởng.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

A

C

D

A

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ can gián nhà vua và giám sát, vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình?

Câu 2: Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của cơ quan nào?