Slide bài giảng Lịch sử 11 cánh diều Bài 13: Việt Nam và Biển Đông (phần 1)
Slide điện tử Bài 13: Việt Nam và Biển Đông (phần 1). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Lịch sử 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 13: VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG
(3 tiết)
KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS chơi trò chơi Tìm hiểu các ô chữ liên quan đến chủ đề Việt Nam và Biển Đông?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam
- Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
- Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam
+ Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía (đông, nam và tây nam) và có đường bờ biển dài khoảng 3 260 km, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.
+ Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai
2. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
+ Xu hướng mà Việt Nam lựa chọn để giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là gì?
+ Em hãy cho biết quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hơp pháp của Việt Nam ở Biển Đông?
Nội dung ghi nhớ:
+ Từ những bằng chứng cụ thể và quá trình xác lập, thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cho thấy Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này ngay từ khi hai quần đảo này còn chưa có người khai thác, quá trình đó diễn ra một cách hòa bình, liên tục, không có tranh chấp, không gặp phải sự phản đối của bất kì quốc gia nào.
+ Trong suốt quá trình đó, Nhà nước Việt Nam luôn có hành động quyết liệt và tích cực để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia trên biển và hải đảo.
3. Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình
- Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc có những nội dung chính nào?
Nội dung ghi nhớ:
+ Các quốc gia ven biển (kể cả các quốc gia quần đảo) có 5 vùng biển: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.
+ Việt Nam là quốc gia ven biển có đặc điểm địa lí phù hợp cho việc yêu sách cả 5 vùng biển.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?
A. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.
B. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....
D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao
Câu 2: Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng của Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam có thể phát triển ngành kinh tế nào?
A. Sửa chữa và đóng tàu.
B. Công nghiệp khai khoáng.
C. Khai thác tài nguyên sinh vật biển.
D. Giao thông hàng hải.
Câu 3: Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành
A. công nghiệp khai khoáng.
B. giao thông đường hàng không.
C. giao thông hàng hải.
D. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 4: Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là
A. Campuchia.
B. Lào.
C. Việt Nam.
D. Thái Lan.
Câu 5: Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành du lịch?
A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.
C. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.
D. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | C | B | C | D |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư biên soạn vào thế kỉ XVII, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ nào?
Câu 2: Việc người Việt thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn có ý nghĩa như thế nào?