Slide bài giảng KHTN 8 cánh diều bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Slide điện tử bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 8 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 29 - DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Trong các loại thức ăn em thích, thức ăn nào em nên ăn thường xuyên, thức ăn nào em nên hạn chế ăn? Vì sao?

Trả lời rút gọn:

Một số loại thức ăn em yêu thích như: gà rán, bánh kem, hoa quả, rau xanh,… Nên ăn hoa quả và rau xanh thường xuyên vì chúng giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh và giúp kiểm soát cân nặng. Nên hạn chế sử dụng thực phẩm chiên xào và đồ ngọt vì nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

 

I. DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÍ

1. Dinh dưỡng và chất dinh dưỡng

Câu hỏi 1. Quan sát hình 29.1, qua quá trình tiêu hóa, những chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh được biến đổi thành những chất gì để tế bào và cơ thể có thể hấp thụ được? 

Trả lời rút gọn:

Chất bột đường ® đường đơn                       Chất béo ® Glycerol và acid béo

Chất đạm ® amino acid                                Vitamin ® vitamin

Chất khoáng ® chất khoáng                         Nước ® nước

 

Câu hỏi 2. Quan sát hình 29.2

a) Nêu thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh.

b) Thông tin trong bảng có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng.

Trả lời rút gọn:

a) Tổng chất béo là 6 gam, tổng carbohydrate là 19 gam, tổng chất đạm là 2 gam

b) Dựa vào các thông tin đó chúng ta có thể lựa chọn và sử dụng thực phẩm phù hợp.

 

Luyện tập 1. Hãy sưu tầm một số bao bì thực phẩm trong đó có bao bì của loại thực phẩm em thường ăn và cho biết thông tin của sản phẩm theo gợi ý trong bảng 29.1

Bảng 29.1 Thông tin dinh dưỡng của một số loại thực phẩm

Tên sản phẩm

Năng lượng

Protein

Lipid

Carbohydrate

Vitamin

Chất khoáng

?

?

?

?

?

?

?

Trả lời rút gọn:

Tên sản phẩm

Năng lượng

Protein

Lipid

Carbohydrate

Vitamin

Chất khoáng

Sữa tươi

60 Kcal

3 g

3,3 g

4,6 g

Vitamin A 118 IU, vitamin D 16 IU

Ca 104 mg, Mg 8 mg, Zn 0,32 mg

Bánh mì nguyên cám

264,8 Cal

13,2 g

2,5 g

72 g

Vitamin B6 0,4 mg

Fe 1,4 mg

Bim bim

160 Cal

1,6 g

10 g

2 g

  

 

Luyện tập 2. Theo em trong các sản phẩm trên, sản phẩm nào nên ăn thường xuyên sản phẩm nào nên ăn hạn chế. Vì sao?

Trả lời rút gọn:

Nên uống sữa vì giúp cải thiện sức khỏe xương, tim mạch. Không nên ăn bim bim do trong bim bim có chứa rất nhiều chất độc hại, tăng nguy cơ mắc ung thư thận, béo phì, tim mạch,...

 

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thực hành 1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân và những người trong gia đình em.

Trả lời rút gọn:

Bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm và đa dạng nhiều loại thực phẩm, bảo đảm nhu cầu cả về số lượng, chất lượng và tỉ lệ cân đối của các thành phần dinh dưỡng.

 

Luyện tập 3: Quan sát bảng 29.2 và 29.3 cho biết:

a) Trong một ngày một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng nào?

b) Loại thực phẩm nào cần được ăn nhiều loại thực phẩm nào cần được ăn ít? Vì sao?

Trả lời rút gọn:

a) Nên bổ sung đủ dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

b) Nên ăn nhiều loại thực phẩm chứa carbohydrate, vitamin và chất khoáng. Hạn chế các loại thưc phẩm chứa nhiều chất béo, đường.

II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIÊU HOÁ

Câu hỏi 3. Quan sát hình 29.3 nêu chức năng từng cơ quan của hệ tiêu hóa. Các cơ quan này phối hợp hoạt động trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào?

Trả lời rút gọn:

Cơ quan

Chức năng

Tuyến nước bọt

Tiết nước bọt làm ẩm thức ăn, chứa enzime amylase giúp tiêu hóa một phần tinh bột.

Tuyến vị Tiết dịch vị chứa HCl và enzyme  pepsinogen. HCl hoạt hoá pepsinogen thành pepsin, tiêu diệt mầm bệnh.
Gan 

Tiết dịch mật, có chức năng nhũ tương hóa lipid. Đào thải độc tố. 

Túi mật Dự trữ dịch mật.
Tuyến tụyTiết dịch tụy.
Tuyến ruộtTiết dịch ruột.
Khoang miệng

Nghiền nhỏ, đảo trộn thức ăn, giúp thức ăn thấm đều nước bọt.

Hầu và thực quản

Tham gia cử động nuốt. 

Dạ dày 

Tiết dịch vị. Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn.

Ruột non 

Hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Ruột già 

Hấp thụ nước và một số chất. 

Hậu môn 

Thải phân.

  • Thức ăn di chuyển trải qua quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học thành các chất đơn giản ® niêm mạc ruột non, mao mạch máu và mao mạch bạch huyết, theo hệ tuần hoàn đi nuôi các tế bào trong cơ thể. Những chất không tiêu hóa được và hấp thụ được thải ra ngoài qua hậu môn.

 

III. BẢO VỆ HỆ TIÊU HOÁ

Luyện tập 4. Ở cơ quan nào thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa tiêu hóa hóa học?

Trả lời rút gọn:

Ở miệng, dạ dày, thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa được tiêu hóa hóa học.

 

1. An toàn vệ sinh thực phẩm

Câu hỏi 4. Nêu một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trả lời rút gọn:

Nguyên nhân: thực phẩm ôi thiu, bị nấm mốc; thực phẩm chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng; thực phẩm bị nhiễm các kim loại nặng; thực phẩm có chứa các độc tố tự nhiên. 

 

Luyện tập 5. Nêu một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến.

Trả lời rút gọn:

Các khâu

Biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm

Khâu sản xuất

Sử dụng nguồn nước tưới, thức ăn đảm bảo vệ sinh. Sử dụng các dụng cụ, thiết bị sạch sẽ, hợp vệ sinh trong sản xuất.

Khâu vận chuyển và bảo quản

Đảm bảo phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm. Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại.

Khâu sử dụng và chế biến

Rửa tay với nước ấm và xà phòng trước khi nấu ăn. Giữ cho khu chế biến thức ăn gọn gàng và sạch sẽ.

 

2. Phòng bệnh về tiêu hóa

Câu hỏi 5. Nêu tên nguyên nhân và biện pháp phòng một số bệnh về tiêu hóa.

Trả lời rút gọn:

Tên bệnh

Nguyên nhân

Biện pháp phòng

Ngộ độc thực phẩm

Do sử dụng thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc biến chất.

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lí.

  • Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.

  • Hạn chế sử dụng chất kích thích.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách.

Tiêu chảy

Do ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn vi sinh đường ruột,…

Giun sán

Do môi trường sống ô nhiễm; thói quen ăn thực phẩm sống, rửa chưa sạch,...

Sâu răng

Do vệ sinh răng miệng không đúng cách, thường xuyên ăn vặt,…

Táo bón

Do chế độ ăn uống không hợp lí; mắc các bệnh lí; sử dụng một số loại thuốc;…

Viêm dạ dày

Do nhiễm vi khuẩn HP, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học,…

 

Vận dụng 1. Trình bày các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm gia đình em thường sử dụng. Trong đó phương pháp nào an toàn? phương pháp nào có thể gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm? Vì sao? 

Trả lời rút gọn:

  • Các phương pháp: Bảo quản bằng cách phơi khô, đông lạnh, muối chua,… Chế biến thực phẩm bằng cách: làm chín thức ăn.

  • Trong các phương pháp trên, phương pháp an toàn là phơi khô, đông lạnh, làm chín thực phẩm. Ăn tái, sống gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm do chúng có thể chứa vi khuẩn và các kí sinh trùng.

 

Vận dụng 2. Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa?

Trả lời rút gọn:

Biện pháp: ăn đúng và đủ bữa, có chế độ ăn uống hợp lí, hạn chế sử dụng chất kích thích,…