Slide bài giảng KHTN 8 cánh diều bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

Slide điện tử bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 8 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 2 - PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC LÀ GÌ?

Câu hỏi 1: Quan sát hình 2.1 cho biết có những quá trình biến đổi hóa học nào xảy ra.

Trả lời rút gọn:

Quá trình hoà tan Zinc (Zn) vào dung dịch Hydrochloric acid (HCl) và quá trình đốt khí hydrogen trong bình đựng khí oxygen.

 

Luyện tập 1: Xác định chất phản ứng và chất sản phẩm trong hai trường hợp dưới đây:

a) Đốt cháy khí methane trong không khí tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.

b) Carbon (thành phần chính của than) cháy trong khí oxygen tạo thành khí carbon dioxide.

Trả lời rút gọn:

a)       Chất tham gia: khí methane, oxygen

Chất sản phẩm: khí carbon dioxide, nước.

b)       Chất tham gia: Carbon, oxygen

Chất sản phẩm: khí carbon dioxide.

 

II. DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

Câu hỏi 2. Quan sát sơ đồ hình 2.2, cho biết:

a) Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?

b) Sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?

c) So sánh số nguyên tử H và số nguyên tử O trước và sau phản ứng.

Trả lời rút gọn:

a) Trước phản ứng: 2 nguyên tử H, 2 nguyên tử O liên kết với nhau.

b) Sau phản ứng, 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O.

c) Số nguyên tử H và số nguyên tử O trước và sau phản ứng bằng nhau.

 

Luyện tập 2: Đốt cháy khí methane (CH4) trong không khí tạo thành khí carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O) theo sơ đồ sau:

Quan sát sơ đồ hình 2.3, cho biết:

a) Trước phản ứng có các chất nào, những nguyên tử nào liên kết với nhau?

b) Sau phản ứng, có các chất nào được tạo thành, những nguyên tử nào liên kết với nhau?

c) So sánh số nguyên tử C, H, O trước và sau phản ứng.

Trả lời rút gọn:

a) Trước phản ứng: methane gồm 4 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử C, oxygen gồm 2 nguyên tử O liên kết với nhau.

b) Sau phản ứng, CO2 gồm 2 nguyên tử O liên kết với 1 nguyên tử C và hơi nước gồm 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O.

c) Số nguyên tử C, H, O trước và sau phản ứng bằng nhau.

 

III. DẤU HIỆU CÓ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC XẢY RA

Câu hỏi 3. Chỉ ra sự khác biệt về tính chất của nước với hydrogen và oxygen.

Trả lời rút gọn:

  • O2: Nặng hơn không khí, giúp duy trì sự sống và sự cháy. Hoá lỏng ở -180 độ C.
  • H2: Nhẹ hơn không khí, không duy trù sự sống và sự cháy. Hoá lỏng ở -260 độ C.
  • Nước: là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị; sôi ở 100 độ C, hoá rắn ở 0 độ C.

 

Vận dụng 1: Nước đường để trong không khí một thời gian có vị chua. Trong trường hợp này dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?

Trả lời rút gọn:

Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra là mùi vị (vị chua).

 

Luyện tập 3: Những dấu hiệu nào thường được sử dụng để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?

Trả lời rút gọn:

Có thể nhận biết qua màu sắc, trạng thái, sự tỏa nhiệt, phát sáng…

 

IV. PHẢN ỨNG TOẢ NHIỆT, THU NHIỆT 

1. Khái niệm

Câu hỏi 4: Trong các phản ứng hóa học ở thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 phản ứng nào tỏa nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt?

Trả lời rút gọn:

Phản ứng tỏa nhiệt là thí nghiệm 2, phản ứng thu nhiệt là thí nghiệm 3.

 

Luyện tập 4: Trong hai phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng tỏa nhiệt? Phản ứng nào là phản ứng thu nhiệt?

a) Phân huỷ đường tạo thành than và nước.

b) Cồn cháy trong không khí.

Trả lời rút gọn:

a, Phản ứng toả nhiệt.

b, Phản ứng thu nhiệt.

 

Vận dụng 2: Tìm hiểu và chỉ ra thêm một số phản ứng xảy ra trong tự nhiên có kèm theo sự tỏa nhiệt hoặc thu nhiệt.

Trả lời rút gọn:

  • Phản ứng tỏa nhiệt: đốt cháy nhiên liệu, phản ứng tạo gỉ sắt,..
  • Phản ứng thu nhiệt: nung vôi, nung clinker xi măng,…