Slide bài giảng Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề F Bài 2: Bảng và khoá chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ

Slide điện tử Chủ đề F Bài 2: Bảng và khoá chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học máy tính 11 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 2. BẢNG VÀ KHÓA CHÍNH TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV đặt câu hỏi: Hồ sơ học sinh của một lớp được tổ chức dưới dạng bảng, với mỗi hàng chứa thông tin về một học sinh và mỗi cột chứa dữ liệu về một thuộc tính như: Họ và tên, Ngày sinh, v.v. Theo em, cách tổ chức này mang lại những ưu điểm gì trong việc quản lý thông tin học sinh của lớp?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Tổ chức dữ liệu trong CSDL quan hệ và các thao tác trên dữ liệu
    • CSDL quan hệ
    • Cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ 
    • Truy vấn trong CSDL quan hệ
    • Các ràng buộc dữ liệu trong CSDL quan hệ
  • Khóa của một bảng 
  • Hệ quản trị CSDL đảm bảo ràng buộc khóa
  • Thực hành với khóa của bảng trong CSDL
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tổ chức dữ liệu trong CSDL quan hệ và các thao tác trên dữ liệu

a) CSDL quan hệ

GV yêu cầu học sinh trao đổi: Hãy trình bày khái niệm về “cơ sở dữ liệu quan hệ” và giải thích các thuật ngữ “bản ghi” và “trường”.

Nội dung gợi ý:

CSDL quan hệ là một tập hợp các bảng dữ liệu có liên quan đến nhau. 

- Mỗi một hàng trong bảng của CSDL quan hệ được gọi là một bản ghi

- Mỗi cột của bảng được gọi là một trường

b) Cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ 

Cập nhật dữ liệu trong một bảng bao gồm những thao tác nào?

Nội dung gợi ý:

- Cập nhật dữ liệu của một bảng bao gồm các thao tác thêm, sửa và xóa dữ liệu của bảng.

c) Truy vấn trong CSDL quan hệ

Em hãy cho biết truy vấn cơ sở dữ liệu là gì?

Nội dung gợi ý:

- Khai thác một CSDL là tìm kiếm dữ liệu và kết xuất ra thông tin cần tìm, công việc này còn được gọi là truy vấn CSDL. 

d) Các ràng buộc dữ liệu trong CSDL quan hệ

Theo em, có cần thiết mỗi học sinh phải có một mã định danh riêng để ghi vào hồ sơ quản lý không? Vì lý do gì?

Nội dung gợi ý:

 Theo em, mỗi học sinh cần phải có riêng một Mã định danh để đưa vào hồ sơ quản lí, vì một số ràng buộc dữ liệu:

+ Trong một bảng, không có hia bản ghi nào giống nhau hoàn toàn

+ Trong một bảng, mỗi trường có một tên phân biệt với tất cả các trường khác

+ Mỗi bảng có một tên phân biệt với các bảng khác cùng CSDL

+ Mỗi ô của bảng chỉ chứa một giá trị. 

Hoạt động 2: Khóa của một bảng 

HS thảo luận trả lời câu hỏi:

Nêu khái niệm về khóa của một bảng?

Khóa chính là gì? Làm thế nào để chọn khóa chính?

Ràng buộc khóa là gì?

Nội dung gợi ý:

- Khóa của một bảng: tập hợp các trường (có thể chỉ là một trường) mà mỗi bộ giá trị của nó xác định duy nhất một bản ghi ở trong bản và ta không thể bỏ đi trường nào mà tập hợp các trường còn lại vẫn còn có tính chất xác định duy nhất một bản ghi trong bảng. 

- Khi bảng có hơn một khóa, thường chọn một khóa làm khóa chính, ưu tiên chọn khóa gồm ít trường nhất, tốt nhất nếu chọn được khóa chỉ là một trường. 

Ràng buộc khóa là yêu cầu không làm xuất hiện hai bản ghi có giá trị khóa giống nhau.  

Hoạt động 3: Hệ quản trị CSDL đảm bảo ràng buộc khóa 

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

Mọi hệ quản trị cơ sở dữ liệu có cơ chế gì đối với ràng buộc khóa?

Để thực hiện điều đó, phần mềm yêu cầu người tạo lập cơ sở dữ liệu phải làm gì?

Nội dung gợi ý:

- Hệ quản trị CSDL có cơ chế kiểm soát, ngăn chặn những vi phạm ràng buộc khóa đối với việc cập nhật dữ liệu

- Để thực hiện điều đó, phần mềm yêu cầu người tạo lập CSDL chỉ định trường làm khóa chính. 

Hoạt động 4: Thực hành với khóa của bảng trong CSDL

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

Sử dụng phần mềm Microsoft Access 365 để tạo bảng SÁCH với cấu trúc giống như trong Hình 3, xác định trường “Mã sách” là khóa chính và nhập hơn 5 bản ghi vào bảng.

Nội dung gợi ý:

Bước 1. Khởi chạy Microsoft Access 365 bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng Access của phần mềm này

Bước 2. Tạo một CSDL mới, trong CSDL mới này tạo cấu trúc cho bảng SÁCH bằng cách thực hiện tuần tự các thao tác sau:

- Chọn Blank Desktop Database rồi đặt tên cho CSDL mới (hoặc nháy đúp chuột vào biểu tượng của Blank Desktop Database rồi đặt tên cho CSDL mới (hoặc nháy đúp chuột vào biểu tượng của Balnk Desktop DatabaseAccess sẽ tự đặt tên cho CSDL mới tạo)

- Chọn Create\Table Design để xuất hiện cửa sổ khai báo cấu trúc bảng 

- Trên mỗi hàng nhập tên một trường (ở cột Field Name), chọn kiểu dữ liệu cho trường đó bằng cách đưa con trỏ chuột vào ô ở cột Data Type để làm xuất hiện danh sách cho chọn.

Bước 3. Chỉ định khóa chính cho bảng bằng cách chọn hàng có trường Mã sách BÀI 2. BẢNG VÀ KHÓA CHÍNH TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGGV đặt câu hỏi: Hồ sơ học sinh của một lớp được tổ chức dưới dạng bảng, với mỗi hàng chứa thông tin về một học sinh và mỗi cột chứa dữ liệu về một thuộc tính như: Họ và tên, Ngày sinh, v.v. Theo em, cách tổ chức này mang lại những ưu điểm gì trong việc quản lý thông tin học sinh của lớp?NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM, sau đó chọn Primary Key BÀI 2. BẢNG VÀ KHÓA CHÍNH TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGGV đặt câu hỏi: Hồ sơ học sinh của một lớp được tổ chức dưới dạng bảng, với mỗi hàng chứa thông tin về một học sinh và mỗi cột chứa dữ liệu về một thuộc tính như: Họ và tên, Ngày sinh, v.v. Theo em, cách tổ chức này mang lại những ưu điểm gì trong việc quản lý thông tin học sinh của lớp?NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

Bước 4. Chọn Save để lưu cấu trúc bảng và đặt tên cho bảng

Bước 5. Chọn View để xuất hiện cửa sổ cho nhập các bản ghi vào bảng. 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1 : Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là:

A. Mô hình phân cấp

B. Mô hình dữ liệu quan hệ

C. Mô hình hướng đối tượng

D. Mô hình cơ sỡ quan hệ

Câu 2: Các khái niệm dùng để mô tả các yếu tố nào sẽ tạo thành mô hình dữ liệu quan hệ?

A. Cấu trúc dữ liệu

B. Các ràng buộc dữ liệu

C. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu

D. Tất cả câu trên

Câu 3: Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc thì dữ liệu được thể hiện trong các:

A. Cột (Field)     

B. Hàng (Record)     

C. Bảng (Table)    

D. Báo cáo (Report)

Câu 4: Thao tác trên dữ liệu có thể là:

A. Sửa bản ghi

B. Thêm bản ghi

C. Xoá bản ghi

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5: Phát biểu nào về hệ QTCSDL quan hệ là đúng?

A. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ

B. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ

C. Phần mềm Microsoft Access

D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệt

Đáp án gợi ý:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

D

C

D

B

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV yêu cầu HS hoàn thành Vận dụng SGK trang 56: 

Để tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý một thư viện, em hãy cho biết:

a) Dự kiến của em về cấu trúc của bảng NGƯỜI ĐỌC, biết rằng bảng này dùng để lưu trữ dữ liệu về những người có thẻ thư viện.

b) Trong các trường của bảng NGƯỜI ĐỌC, trường nào nên được chọn làm khóa chính? Giải thích lý do.

c) Hãy nêu ví dụ cụ thể về việc nhập dữ liệu cho bảng NGƯỜI ĐỌC nhưng vi phạm ràng buộc khóa.