Slide bài giảng Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề D Bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng

Slide điện tử Chủ đề D Bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học máy tính 11 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

PHÒNG TRÁNH LỪA ĐẢO VÀ ỨNG XỬ VĂN HÓA TRÊN MẠNG

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV đặt câu hỏi gợi mở hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Theo bạn, lừa đảo trên không gian mạng là vấn đề thường gặp hay ít gặp? Nó dễ phòng tránh hay khó phòng tránh? Tại sao?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  •  Lừa đảo qua mạng
  • Văn hóa ứng xử trên mạng
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Lừa đảo qua mạng

GV đưa ra câu hỏi: 

  • Bạn có thể nêu một số dạng lừa đảo qua mạng không? 
  • Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu của lừa đảo và bạn có lời khuyên nào để phòng ngừa? 
  • Trình bày các nguyên tắc để hạn chế thiệt hại khi gặp phải lừa đảo qua mạng.

Nội dung gợi ý:

a) Một số dạng lừa đảo

+ Lừa đảo trúng thưởng, tặng quà để lấy tiền phí vận chuyển

+ Lừa đảo chiếm tiền đặt cọc hoặc bán hàng giả

+ Lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân

b) Dấu hiệu lừa đảo và lời khuyên phòng ngừa

Email, trang web có lỗi chính tả, lỗi hành văn thì đó có thể là lừa đảo. ⟶ Chú ý nhận biết những cách viết sai chính tả trong tên miền. Ví dụ, thay chữ “o” bằng số 0, “m” bằng “r” và “n”. 

- Trỏ chuột vào một liên kết nhưng không nháy chuột sẽ nhìn thấy địa chỉ thực sự mà liên kết sẽ mở ra. Nếu nó không khớp với địa chỉ hiển thị mời nháy chuột thì đó là dấu hiệu lừa đảo. ⟶ Truy cập địa chỉ trang web in trên các tài liệu chính thức. 

- Cảnh giác với email tin nhắn người lạ, với cách xưng hô chung chung hoặc đột xuất bất ngờ từ người quen cũ ít liên hệ. ⟶ Gọi điện thoại trực tiếp.

c) Nguyên tắc để hạn chế thiệt hại

- Lập tức thay đổi mật khẩu cho những tài khoản giao tiếp qua mạng bị ảnh hưởng. Thiết lập xác minh hai bước cho những tài khoản quan trọng

- Thông báo ngay cho người có trách nhiệm nếu tài khoản bị ảnh hưởng có liên quan đến nhà trường hay cơ quan, tổ chức.

- Báo ngay cho ngân hàng nếu lỡ chia sẻ thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản cá nhân

- Báo ngay cho cơ quan chức năng nếu đã bị thiệt hại. 

Hoạt động 2. Văn hóa ứng xử trên mạng

GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trao đổi: 

  • Trên không gian mạng, các tiêu chuẩn về hành xử có đạo đức, văn hóa, và tuân thủ pháp luật được thực hiện như thế nào? 
  • Bạn có thể nêu một số nguyên tắc về ứng xử trên mạng không?

Nội dung gợi ý:

a) Quy tắc nền tảng: Thế giới ảo, cuộc sống thực

 Trên không gian mạng, các tiêu chuẩn về hành xử có đạo đức, có văn hóa, tuân thủ pháp luật cũng như trong cuộc sống thực. 

b) Một số nguyên tắc về ứng xử trên mạng

- Đặt mình vào vị trí người khác

- Rộng lượng với người khác, không gây chiến trên mạng

- Tôn trọng “văn hóa nhóm”

- Tôn trọng thời gian và công sức của người khác. 

- Tôn trọng quyền riêng tư của người khác

- Không lợi dụng vị thế của mình để làm việc xấu

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1:  Hành vi nào sau đây là hành vi nghiện internet:

A. Tranh thủ mọi lúc mọi nơi để lên mạng xã hội, sống ảo nhiều hơn ngoài đời thực, rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp.

B. Thức thâu đêm để chơi game trực tuyến.

C. Trộm cắp, lừa đảo để có tiền chơi game.

D. Tất cả các hành vi trên.

Câu 2:  Em mới quen được một bạn trên mạng, bạn đó muốn nhờ em chia sẻ giúp bạn một video bạo lực. Em sẽ:

A. Chia sẻ giúp bạn.

B. Không chia sẻ và nói với bạn không nên làm vậy.

C. Không chia sẻ công khai nhưng sẽ gửi cho từng người trong danh sách bạn bè của em.

D. Chỉ chia sẻ trong những nhóm kín.

Câu 3: Một số bạn bè em thần tượng một số diễn viên mới nổi tiếng trên mạng xã hội. Được bạn bè rủ vào xem những đoạn phim trên kênh Youtube của ngôi sao này, em thấy diễn viên ăn mặc không lịch sự, nội dung phim dung tục, thiếu văn hóa. Một số bạn cho rằng ngôi sao này có hàng chục vạn người trẻ tuổi hâm mộ, phim của anh ta mang phong cách mới nên không phù hợp với những người cổ hủ, lạc hậu. Thái độ và hành động nào sau đây là phù hợp nhất?

A. Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, đồng thời khuyên các bạn không nên xem.

B. Hòa theo các bạn để khỏi mang tiếng lạc hậu.

C. Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, còn các bạn làm gì thì tùy.

D. Không hâm mộ nhưng cũng không phản đối, cứ tiếp tục theo dõi những video khác của ngôi sao này xem ra sao.

Câu 4: Đâu là những dấu hiệu của các trò lừa đảo trên internet?

A. Những lời hẹn gặp để tặng quà của người lạ trên mạng.

B. Tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc.

C. Những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì, ...

D. Tất cả các biểu hiện trên đều đúng

Câu 5: Em phát hiện ra có người giả mạo tài khoản Facebook của em để đăng những video đồi trụy, bạo lực, em sẽ:

A. Kệ vì đó chỉ là kẻ mạo danh.

B. Coi như không biết.

C. Đăng lên mạng để thanh minh đó không phải là mình.

D. Cảnh báo người thân, bạn bè để tránh bị lừa đảo, sau đó báo cáo tài khoản mạo danh để Facebook khóa tài khoản mạo danh

Nội dung gợi ý:

Câu 1: D

Câu 2: B

Câu 3: A

Câu 4: D

Câu 5: D

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Nếu bạn của bạn chia sẻ với bạn thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp, bạn nên làm gì?

Câu 2: Nếu bạn thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng với nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú” hoặc “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn” từ một người lớn mà bạn quen, bạn nên làm gì?

Câu 3: Nếu bạn nhận thấy rằng mình thường xuyên thức khuya để vào mạng xã hội, bạn sẽ làm gì trong trường hợp này?