Slide bài giảng Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề A Bài 3: Khái quát về hệ điều hành
Slide điện tử Chủ đề A Bài 3: Khái quát về hệ điều hành. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khóa học máy tính 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3. KHÁI QUÁT VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh tìm hiểu: Khi mua máy tính, máy tính bảng, hoặc điện thoại thông minh, tại sao cần kích hoạt chế độ cài đặt trước khi bắt đầu sử dụng? Những cài đặt nào sẽ được thực hiện trong quá trình này?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Hệ điều hành, vai trò và chức năng của hệ điều hành
- Sơ lược lịch sử phát triển của hệ điều hành qua các thế hệ máy tính
- Một số hệ điều hành tiêu biểu
- Hệ điều hành nguồn mở
- Thực hành tìm hiểu hệ điều hành
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Hệ điều hành, vai trò và chức năng của hệ điều hành
GV yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm:
- Thế nào là hệ điều hành (Operating System) ?
- Hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa hệ điều hành, phần cứng và phần mềm của máy tính.
- Nêu các chức năng cơ bản của hệ điều hành.
Nội dung ghi nhớ:
- Hệ điều hành (Operating System) là tập các chương trình điều khiển và xử lí tạo giao diện trung gian giữa các thiết bị của hệ thống với phần mềm ứng dụng, đồng thời quản lí các thiết bị của hệ thống, phân phối tài nguyên và điều khiển các quá trình xử lí trong hệ thống
Hình 1. Mối quan hệ giữa hệ điều hành, phần cứng và phần mềm của máy tính
- Các chức năng cơ bản của hệ điều hành:
+ Quản lí tệp
+ Quản lí, khai thác các thiết bị của hệ thống
+ Quản lí tiến trình
+ Cung cấp phương thức giao tiếp để người dùng điều khiển máy tính bằng câu lệnh hoặc qua giao diện đồ họa hay dùng tiếng nói.
+ Bảo vệ hệ thống
Hoạt động 2. Sơ lược lịch sử phát triển của hệ điều hành qua các thế hệ máy tính
GV đưa ra câu hỏi: Hãy trình bày sơ lược lịch sử phát triển của hệ điều hành qua các thế hệ máy tính.
Nội dung ghi nhớ:
- Máy tính thế hệ thứ nhất không có hệ điều hành
- Hệ điều hành của các máy tính thế hệ thứ hai: tại mỗi thời điểm chỉ cho phép thực hiện một chương trình của người dùng.
- Hệ điều hành của máy tính thế hệ thứ ba: theo chế độ đa nhiệm, cho phép tại mỗi thời điểm có nhiều chương trình được thực hiện
- Hệ điều hành của máy tính thế hệ thứ tư: có hai khuynh hướng phát triển máy tính: máy tính cá nhân và siêu máy tính, với mỗi loại máy tính có loại
Hoạt động 3. Một số hệ điều hành tiêu biểu
GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời:
- Ngoài hệ điều hành Windows, bạn có thể liệt kê một số hệ điều hành khác không?
- Hãy giới thiệu một số hệ điều hành thương mại tiêu biểu.
- UNIX là loại hệ điều hành như thế nào?
- Chế độ vận hành bộ nhớ ảo trong UNIX có chức năng gì?
Nội dung ghi nhớ:
Ngoài hệ điều hành Windows, còn có một số hệ điều hành khác như: Android, iOS, Linux
a) Hệ điều hành cho máy tính cá nhân
Một số hệ điều hành thương mại tiêu biểu:
+ MS DOS trước đây và Windows ngày nay dùng cho phần lớn máy tính cá nhân
+ macOS từ trước đến nay đều dùng cho máy Apple
b) Hệ điều hành cho máy tính lớn
- UNIX là hệ điều hành đa nhiệm, nhiều người dùng dựa trên cơ chế phân chia thời gian, kiểm soát người dùng rất nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho các chương trình cùng thực hiện đồng thời trên một máy tính
- Nhờ có chế độ vận hành bộ nhớ ảo nên UNIX cho phép máy tính thực hiện các chương trình lớn hơn bộ nhớ của nó.
Hoạt động 4. Hệ điều hành nguồn mở
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
- LINUX là loại hệ điều hành gì?
- Android là loại hệ điều hành gì?
Nội dung ghi nhớ:
a) Hệ điều hành LINUX
LINUX là hệ điều hành nguồn mở theo kiểu UNIX, viết trên ngôn ngữ C và được cung cấp miễn phí toàn bộ mã nguồn các chương trình hệ thống.
b) Hệ điều hành Android
Android là hệ điều hành nguồn mở, dựa trên nền tảng của LINUX dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh, máy tính bảng.
Hoạt động 5. Thực hành tìm hiểu hệ điều hành
HS trao đổi trả lời câu hỏi:
- Tìm hiểu các khả năng của máy tính hoặc điện thoại, ưu tiên hệ điều hành Android hoặc iOS.
- Khám phá tác dụng của một số phím tắt và mô tả các bước thao tác bằng chuột để đạt được kết quả tương tự.
Nội dung ghi nhớ:
*Tìm hiểu các khả năng của máy tính hay điện thoại (ưu tiên tìm hiểu hệ điều hành Android hay Ios)
a) Khả năng phát âm thanh và video
b) Thử nghiệm chụp ảnh ở chế độ chụp ảnh toàn cảnh, ghi ảnh, xem lại và chia sẻ cho người khác
* Khám phá tác dụng của một số phím tắt dưới đây và mô tả các bước thao tác bằng chuột để có kết quả tương tự
a) Ctrl + Win + O: bật/tắt bàn phím ảo trên màn hình
b) Alt + Tab: chuyển cửa sổ đang hoạt động
c) Win + D: chuyển sang màn hình nền
d) Win + H: bật/tắt micro
e) Win + . (hoặc ;): bật cửa sổ chứa các biểu tượng cảm xúc
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Độ ưu tiên của các process cho biết:
A. Process sử dụng CPU nhiều hay ít
B. Process chiếm nhiều hay ít vùng nhớ
C. Tầm quan trọng của process
Câu 2: Khi một process chuẩn bị vào hay ra khỏi một vùng Critical Section thì phải
A. Xin phép hệ điều hành
B. Phất cờ hiệu khi vào và trả khi ra
C. Cả hai ý trên
Câu 3: Giải thuật nào sau đây gọi nhau:
A. Giải thuật an toàn gọi giải thuật nhà băng
B. Giải thuật nhà băng gọi giải thuật an toàn
C. Hai giải thuật trên chạy độc lập
Câu 4: Kỹ thuật nhập xuất nào sau đây lam CPU ít bận rộn nhất:
A. Busy_waitting
B. INterrup
C. DMA
Câu 5: Trong Linux muốn ngưng lệnh ping ta phải nhấn phím:
A. Ctrl+Break
B. Ctrl+D
C. Ctrl+C
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: C
Câu 4: C
Câu 5: C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em hãy xác định hệ điều hành mà điện thoại thông minh của bạn đang sử dụng. Hệ điều hành đó có phải là mã nguồn mở không?
Câu 2: Hệ điều hành có phải là phần mềm duy nhất có mặt trên máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh không? Giải thích lý do.