Slide bài giảng HĐTN 11 chân trời (bản 2) Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên (phần 1)
Slide điện tử Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên (phần 1). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 11 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 6. HOẠT ĐỘNG 1, 2, 3
KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS xem video về một cảnh quan thiên nhiên (vườn quốc gia, khu bảo tồn,...).
Vườn quốc gia Cát Tiên: https://youtu.be/Ii0AozxlMu8?si=rTkF9WSV2qGB-4JR
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em có cảm nhận gì về cảnh quan thiên nhiên trong video?
+ Em nghĩ như thế nào nếu những nơi đó bị ô nhiễm bởi tác động của con người?
+ Em cần làm gì để bảo tồn được những cảnh quan thiên nhiên trong video?
A. NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương và tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường
- Tuyên truyền đến người dân địa phương về các biện pháp bảo vệ tài nguyên
- Đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương
- Luyện tập
- Vận dụng
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương và tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường
a. Liệt kê các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường tự nhiên tại địa phương
Trình bày: Liệt kê các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường tự nhiên tại địa phương.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh | Tác động đến môi trường tự nhiên |
... | ... |
... | ... |
Nội dung ghi nhớ:
LIỆT KÊ CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANh CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động sản xuất, kinh doanh | Tác động đến môi trường tự nhiên |
Sản xuất phân bón hóa học | Khí thải, nước thải chưa qua xử lí trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. |
Chăn nuôi gia súc, gia cầm | Chất thải lỏng, phụ phẩm trong quá trình chăn nuôi chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất. |
Sản xuất đồ gốm | Khai thác đất làm gốm gây ra tình trạng xói mòn, phá hủy cấu trúc đất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái. |
Kinh doanh vật liệu xây dựng | Các bãi tập kết cát, đất, đá không được che chắn dẫn đến tình trạng bụi mịn, bụi đá gây ô nhiễm không khí. |
... | ... |
b. Thảo luận, xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng môi trường ở địa phương và tác động của một hoạt động sản xuất, kinh doanh đến môi trường
Trình bày: Xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng môi trường ở địa phương và tác động của một hoạt động sản xuất, kinh doanh đó đến môi trường.
Nội dung ghi nhớ:
- HS thảo luận và xây dựng kế hoạch của nhóm.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
c. Thực hiện khảo sát và viết báo cáo về thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường
Trình bày: Thực hiện khảo sát và viết báo cáo về thực trạng môi trường tự nhiên, tác động của sự phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường đã xây dựng.
Nội dung ghi nhớ:
- HS thực hiện khảo sát tại nhà văn hóa, lớp học, trường học, công viên,...
- HS dựa vào kết quả báo cáo (số liệu, dữ liệu,...) để viết báo cáo cũng như rút kinh nghiệm cho bài khảo sát.
d. Đề xuất kiến nghị về bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát
Trình bày: Hãy đề xuất kiến nghị về bảo vệ môi trường và báo cáo kết quả khảo sát.
Nội dung ghi nhớ:
Từ kết quả khảo sát, HS có kiến nghị về bảo vệ môi trường (Tùy từng đối tượng khảo sát sẽ có những kiến nghị khác nhau):
- Ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa công tác thu gom, xử lí chất thải rắn sinh hoạt.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành trạm xử lí nước thải ở các khu công nghiệp.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở xử lí chất thải tập trung.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.
2. Tuyên truyền đến người dân địa phương về các biện pháp bảo vệ tài nguyên
a. Xác định các công việc trong gia đình và cách em thực hiện những công việc đó
Trình bày: Hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ tài nguyên.
Nội dung ghi nhớ:
- Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân địa phương trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên như: đất, nước, khoáng sản,...
- Không khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi.
- Quản lí, kiểm soát các hoạt động khai thác tài nguyên.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.
b. Lập kế hoạch tuyên truyền bảo vệ tài nguyên
Trình bày: Lập kế hoạch tuyên truyền bảo vệ tài nguyên.
Nội dung ghi nhớ:
KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN
“CHUNG TAY BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC”
Nhóm thực hiện: Nhóm A
1. Mục tiêu: Thực hiện các hoạt động tuyên truyền những biện pháp bảo vệ tài nguyên nước đến người dân tại địa phương.
2. Đối tượng: Người dân tại địa phương.
3. Thời gian: Từ ngày 1/3 đến 31/3 – nhân ngày Nước Thế giới (22/3).
4. Địa điểm: Nhà văn hóa, các trục đường giao thông chính của địa phương,...
5. Nội dung tuyên truyền:
- Nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của tài nguyên nước.
- Những việc làm, hoạt động gây ô nhiễm môi trường nước.
- Tuyên truyền người dân sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
6. Người hỗ trợ: Cán bộ phường, xã, trưởng thôn,...
7. Hình thức thể hiện: Thuyết trình kết hợp với trưng bày các tranh, ảnh liên quan; viết bài phát thanh; thi tìm hiểu về bảo vệ tài nguyên nước.
8. Tổ chức thực hiện:
- Viết bài tuyên truyền.
- Thiết kế bài trình chiếu, vẽ tranh, tài liệu tuyên truyền khác.
- Điều phối công tác hậu cần khi thực hiện tuyên truyền.
9. Phân công thực hiện:
TT | Người phụ trách | Nhiệm vụ | Thời gian thực hiện | Sản phẩm | Điều kiện hỗ trợ |
1 | Nguyễn Hà A | Vẽ tranh cộng đồng | 3 ngày | Tranh cổ động | - Dụng cụ vẽ tranh. - Các thành viên trong nhóm. |
2 | Trần Văn B | Viết bài phát thanh | 3 ngày | Bài phát thanh | - Loa, đài của Nhà văn hóa. - Cán bộ phụ trách truyền thông tại địa phương. |
3 | Lê Hoàng T | Thiết kế bài trình chiếu | 2 ngày | Bài trình chiếu | - Hình ảnh, video. - Các thành viên trong nhóm. |
3. Đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương
a. Xác định những việc làm tốt, chưa tốt của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn danh lam thắng cảnh tại địa phương em
Trình bày: Lựa chọn một danh lam thắng cảnh cụ thể ở địa phương và xác định những việc làm tốt, chưa tốt của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn danh lam thắng cảnh đó.
Nội dung ghi nhớ:
- Việc làm tốt:
+ Thu gom rác thải trên bãi biển.
+ Trồng rừng ngập mặn.
- Việc làm chưa tốt:
+ Khai thác rạn san hô không đúng quy định.
+ Xây dựng các công trình trái phép ở khu vực gần bờ biển.
b. Đề xuất biện pháp bảo tồn danh lam thắng cảnh tại địa phương
Trình bày: Biện pháp bảo tồn danh lam thắng cảnh tại địa phương
Nội dung ghi nhớ:
BIỆN PHÁP BẢO TỒN DANH LAM THẮNG CẢNH
TT | Biện pháp bảo tồn danh lam thắng cảnh |
1 | Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức về ý nghĩa, vai trò của công tác bảo tồn danh lam thắng cảnh. |
2 | Tổ chức các hội thi, tọa đàm,... tìm hiểu về danh lam thắng cảnh tại địa phương. |
3 | Kiểm soát và điều tiết lượng khách du lịch, bảo đảm phù hợp với sức chứa của di tích và các hoạt động kinh tế - xã hội tại địa phương. |
4 | Kịp thời nhắc nhở, xử phạt những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về bảo vệ và sử dụng di tích danh lam thắng cảnh. |
... |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
1. Khi khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, yếu tố nào sau đây cần được quan tâm hàng đầu?
a. Số lượng các loại cây trồng.
b. Chất lượng không khí, nước, đất.
c. Số lượng các loài động vật.
d. Diện tích đất canh tác.
2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh thường gây ra tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?
a. Tạo ra nhiều việc làm.
b. Gây ô nhiễm không khí, nước, đất.
c. Tăng cường bảo vệ rừng.
d. Giảm thiểu rác thải.
3. Để tuyên truyền về các biện pháp bảo vệ tài nguyên đến người dân, cách nào hiệu quả nhất?
a. Tổ chức các buổi nói chuyện khô khan.
b. Phát tờ rơi.
c. Tổ chức các hoạt động thực tế như trồng cây, dọn dẹp môi trường.
d. Chỉ dựa vào báo chí, truyền hình.
4. Việc bảo tồn danh lam thắng cảnh có ý nghĩa như thế nào đối với cộng đồng?
a. Tăng thu nhập cho người dân.
b. Giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên, thu hút khách du lịch.
c. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
d. Tất cả các đáp án trên.
5. Để đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh, chúng ta cần xem xét yếu tố nào?
a. Số lượng khách du lịch.
b. Mức độ nhận thức của người dân về bảo tồn.
c. Số lượng các công trình xây dựng mới.
d. Tất cả các đáp án trên.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | B | C | D | D |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy tìm hiểu và chia sẻ ngắn về kết quả của em trong việc đề xuất biện pháp bảo tồn danh lam thắng cảnh.